NGHĨA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Hồng Sơn (Trang 118)

4.1.1. Quán triệt quan điểm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa có tiền lệ trong lịch sử. Đó là nền kinh tế vừa mang những nét tương đồng với KTTT nói chung lại vừa mang những điểm khác biệt, riêng có là theo định hướng XHCN.

Tính đặc thù đó đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động khó lường, luôn xuất hiện những tình huống mới, với cả những hiệu ứng thuận lợi và bất lợi về kinh tế. Không những thế, các vấn đề kinh tế phát sinh trong thực tế của đất nước lại luôn biến đổi, đòi hỏi sự đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước theo hướng hoàn thiện và bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước để giải quyết thấu đáo mọi nhu cầu khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội.

Từ Đại hội Đảng VI (12-1986), Việt Nam đã chứng kiến những thay đổi vượt bậc về mọi mặt, đặc biệt là về kinh tế. Đổi mới đã mở ra một thời kỳ mà ở đó, huy động được mọi nguồn lực xã hội. Tuy nhiên, trước những vận động liên tục của công cuộc xây dựng nền KTTT định hướng XHCN thời kỳ hội nhập, bộ máy nhà nước cần được tiếp tục đổi mới để “Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển KTTT định hướng XHCN” [40, tr.247].

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII khẳng định: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển KTTT định hướng XHCN; nâng cao hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương, công khai, minh bạch trong quản lý kinh tế, năng lực quản lý của Nhà nước và năng lực quản trị doanh nghiệp” [41, tr.77]. Theo tinh thần đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa XII xác định mục tiêu cần hoàn thiện đồng bộ

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Hồng Sơn (Trang 118)