Tính thống nhất

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Hồng Sơn (Trang 57 - 58)

Ở bất kỳ quốc gia nào có chủ quyền, nhà nước (quốc hội, chính phủ, các cơ quan tư pháp) quản lý thống nhất nền kinh tế với thể chế nhà nước về kinh tế áp dụng chung cho mọi hoạt động kinh tế diễn ra trên lãnh thổ quốc gia, phù hợp với luật pháp quốc tế mà quốc gia đó đã ký kết hoặc gia nhập.

Chức năng quản lý kinh tế của nhà nước được cụ thể bằng các quy định của thể chế nhà nước về kinh tế trong một tổng thể hệ thống kinh tế, để bảo đảm thống nhất việc thực hiện liên kết, phối hợp giữa các bộ phận của nền kinh tế quốc dân.

Ở Việt Nam, tính thống nhất ở chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước ta được thể hiện rõ trong các điều quy định về lĩnh vực kinh tế, từ điều 50 đến điều 56, trong Hiến pháp năm 2013. Đặc biệt là: (1) Điều 52 quy định “Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân”. (2) Điều 55 chỉ rõ “Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng. công khai, minh bạch, đúng pháp luật” [119, tr.24-27].

Ngay ở nội dung của lĩnh vực tư pháp nước ta, việc bảo đảm pháp luật, trong đó có pháp luật về kinh tế phải được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất trong bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, đơn vị kinh tế, cá nhân; đặc biệt, Tòa án nhân dân tối cao phải bảo đảm áp dụng thống nhất khi xét xử các vụ án, trong đó có các án kinh tế hoặc liên quan đến kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Hồng Sơn (Trang 57 - 58)