Về xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về kinh tế

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Hồng Sơn (Trang 82 - 84)

Thời gian qua, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, đổi mới, tạo nhiều chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng, ban hành pháp luật về kinh tế theo hướng thực chất, hiệu quả hơn; đã dành nhiều thời gian, công sức để thực hiện. Thông qua đó, chất lượng xây dựng các văn bản luật, pháp lệnh được nâng cao, tính dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động lập pháp ngày càng được tăng lên.

Đặc biệt, từ thời kỳ đổi mới đến nay, Nhà nước luôn chú trọng ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, từng bước hoàn thiện pháp luật về kinh tế và liên quan đến kinh tế. Chỉ trong thời gian chưa đến 34 năm (từ năm 1986 đến tháng 5 năm 2019), Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ban hành 43 bộ luật, 358 luật, trong đó có 226 bộ luật và luật đang có hiệu lực thi hành, 09 luật chưa có hiệu lực; 188 pháp lệnh, trong đó có 45 pháp lệnh đang có hiệu lực thi hành; 185 văn bản hợp nhất các luật, bộ luật và 569 nghị quyết của Quốc hội (số liệu này bao gồm cả bộ luật, luật, pháp lệnh mới được ban hành và cả bộ luật, luật, pháp lệnh được sửa đổi toàn diện hoặc được sửa đổi, bổ sung một số điều). Tính cả bộ luật, luật và pháp lệnh, đến nay, Nhà nước ta đã ban hành 589 văn bản, trong đó có 401 bộ luật và luật, 188 pháp lệnh, với 271 văn bản đang có hiệu lực thi hành (226 bộ luật và luật, 45 pháp lệnh).

Trong 226 bộ luật và luật, 45 pháp lệnh đang có hiệu lực thi hành, chỉ riêng lĩnh vực pháp luật về kinh tế đã có đến 192 bộ luật và luật, 38 pháp lệnh đang có hiệu lực thi hành; đặc biệt là các bộ luật, luật rất quan trọng về doanh nghiệp, đầu tư, thương mại, cạnh tranh, phá sản, ngân hàng, đất đai, lao động, tài chính, thuế,... Đây thực sự là khuôn khổ pháp lý quan trọng thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước, bảo đảm sự vận hành thông suốt của nền KTTT định hướng XHCN, tạo lập môi trường pháp lý ngày càng thuận lợi khuyến khích các ngành, các lĩnh vực kinh tế, doanh nghiệp và người dân, trong đó có các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm kinh doanh và đầu tư vào Việt Nam [83, tr.17]; [170].

Tuy nhiên, công tác xây dựng pháp luật vẫn còn những hạn chế, thiếu sót, nhiều dự án không thực hiện được đúng kế hoạch; chất lượng chuẩn bị một số dự án chưa cao, hồ sơ chưa bảo đảm, nhiều trường hợp gửi chậm so với quy định; việc thể chế hóa một số chủ trương, chính sách trong các Nghị quyết Trung ương còn chậm so với yêu cầu.

Mặc dù đã có những đổi mới nhưng sự chuyển biến còn chậm, vẫn còn những tồn tại, hạn chế từ nhiều năm chưa được khắc phục như: tính dự báo không cao, chủ yếu vẫn chạy theo tiến độ, thiếu tầm nhìn cho năm tiếp theo; tình trạng xin lùi, rút hoặc bổ sung các dự án luật về kinh tế trình Quốc hội còn nhiều. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt trên các lĩnh vực cần xây dựng, sửa đổi luật, tạo hành lang pháp lý để cụ thể hóa những chủ trương, chính sách thành thể chế, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, nhưng thực tế cho thấy các bộ, ngành còn lúng túng chưa có nhiều đề xuất.

Bên cạnh đó, việc đề nghị điều chỉnh thời gian trình, không bảo đảm thời gian trình theo tiến độ đã đăng ký của một số dự án luật vẫn còn. Có bộ, ngành chưa thực sự quan tâm, đầu tư thời gian, công sức thỏa đáng cho công tác lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; việc thực hiện còn lúng túng, chưa kịp thời. Một số đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh về kinh tế chưa có đầy đủ căn cứ khoa học và thực tiễn; không ít báo cáo đánh giá tác động, báo cáo tổng kết còn sơ sài, thiếu đánh giá về dự kiến nguồn lực hoặc dự kiến nguồn lực còn định tính, thiếu định lượng, ảnh hưởng đến tính khả thi của chính sách đề xuất; cũng còn có hồ sơ dự án không có ý

kiến của một số bộ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc có ý kiến nhưng không bảo đảm đầy đủ, chất lượng chưa cao.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Hồng Sơn (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w