Công ty mẹ là “hạt nhân quyền lực”, thực hiện quyền kiểm soát đối vớ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả của pháp luật về việc kiểm soát đối với các hoạt động chi phối thực tế của công ty mẹ đối với công ty con (Trang 28 - 30)

đối với các hoạt động của công ty con

Theo quy định tại điểm b và điểm c Khoản 1 Điều 189 Luật DN 2014, vai trò kiểm soát của công ty mẹ được thể hiện chủ yếu qua việc tác động trực tiếp đến việc chỉ định hoặc bãi miễn thành viên Hội đồng quản trị của công ty con hoặc chi phối công ty con trong quyết định điều lệ hoạt động, chiến lược kinh doanh, định hướng đầu tư và các quyết định quan trọng khác49. Đồng thời, việc kiểm soát, chi phối của công ty mẹ sẽ thông qua “người đại diện” phần vốn góp hay người trực

47 Tập đoàn kinh tế và mô hình công ty mẹ - công ty con, tlđd, tr.13.

48 Bùi Thị Thanh Thảo .2015. Một số quy định của pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa các thành viên trong nhóm công ty, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2/2015, tr. 18.

49 Điều 189. Công ty mẹ, công ty con

1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

tiếp quản lý phần vốn của công ty mẹ tại công ty con (là các thành viên HĐQT/ HĐTV của công ty con).

Có nhiều hình thức hình thành nên mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty con có thể thành lập trước hoặc sau khi hình thành công ty mẹ, tuy nhiên tư cách pháp lý của các bên chỉ được xác lập khi có ý chí chủ quan của công ty mẹ. Như đã phân tích, tổ hợp công ty mẹ - công ty con chỉ được xem như một chủ thể kinh tế chứ không phải là chủ thể pháp lý, do đó sẽ không có bộ máy quản lý chung được thiết lập. Công ty mẹ là chủ sở hữu phần vốn tham gia đầu tư vào các công ty con và có quyền cử người tham gia vào bộ máy quản lý ở công ty con, qua đó thực hiện quyền kiểm soát, chi phối các quyết định của công ty con.”50

Pháp luật của Nhật quy định cụ thể về sự chi phối của công ty mẹ là khi “có một thỏa thuận mà theo đó công ty A (tức công ty mẹ) có quyền quyết định các vấn đề quan trọng về chiến lược tài chính và kinh doanh của công ty B (tức công ty con)”. Hay pháp luật của Malaysia còn quy định rõ ràng hơn đó là “công ty mẹ có thể tự mình quyết định hoặc chỉ định một người đang là thành viên Hội đồng quản trị hay là cán bộ lãnh đạo của công ty mẹ để trở thành thành viên Hội đồng quản trị của công ty con”.

Những quy định của luật vẫn còn khá chung chung, chưa cụ thể. Tức là chưa giới hạn được mức độ kiểm soát và chi phối của công ty mẹ, điều chỉ được thể hiện rõ ràng thông qua Hợp đồng thỏa thuận của hai bên và điều lệ của công ty con.

Tóm lại, thông qua quyền hạn của mình, công ty mẹ sẽ định hướng hoạt động của công ty con, đưa hoạt động của công ty con đi theo “quỹ đạo” chiến lược chung của cả tổ hợp. Các công ty bị chi phối có thể có nhiều, nhưng công ty nắm quyền chi phối chính những công ty đó thì chỉ có một. Tức là nền tảng của việc sở hữu vốn và sự kiểm soát của mẹ với con phải trên cơ sở mẹ là “hạt nhân” quyền lực, làm nên mối liên quan mật thiết, kết hợp với nhau và tạo nên một tổ hợp công ty mẹ - công ty con thực sự mạnh, thống nhất, phát triển.

50 Đoàn Thị Dung .2012. Báo cáo tài chính hợp nhất - những vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp cho tập đoàn kinh tế Hoàng Hà, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả của pháp luật về việc kiểm soát đối với các hoạt động chi phối thực tế của công ty mẹ đối với công ty con (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w