Khái niệm về thỏa thuận kiểm soát/ hợp đồng kiểm soát giữa công ty mẹ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả của pháp luật về việc kiểm soát đối với các hoạt động chi phối thực tế của công ty mẹ đối với công ty con (Trang 59 - 61)

2.2.2.1 Khái niệm về thỏa thuận kiểm soát/ hợp đồng kiểm soát giữa công ty mẹ và công ty con công ty mẹ và công ty con

Đây là một thuật ngữ thực tế được sử dụng nhiều trong kinh doanh nhưng pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn chưa định hình đủ cơ sở để điều chỉnh về vấn đề này. Trong khi đó, Luật Công ty Vương quốc Anh định nghĩa về hợp đồng

kiểm soát (Control contract) là loại hợp đồng được soạn thảo để trao những quyền như:

(i) Được ủy quyền bởi những điều khoản cam kết liên quan đến những quyền có thể sử dụng được; và

(ii) Được pháp luật cho phép và theo đó cam kết được thiết lập108.

Theo đó, một công ty có thể kiểm soát hiệu quả một công ty khác ngay cả trong trường hợp không nắm giữ đa số phiếu có quyền biểu quyết. Đặc trưng của hợp đồng kiểm soát là không yêu cầu không ty mẹ nắm giữ bất kỳ vốn nào của công ty con, tất cả những gì công ty mẹ cần là quyền thực hiện ảnh hưởng chi phối (the right to exercise a dominant influence)109.

Quyền thực hiện ảnh hưởng chi phối được định nghĩa tại Đoạn 4 Phụ lục 7 Luật Công ty Vương quốc Anh 2006 là quyền quản lý tuân theo chính sách hoạt động và tài chính của công ty con đưa ra, theo đó người trực tiếp quản lý phải tuân thủ bất kể có phục vụ cho công ty mà mình đại diện hay không110. Tuy nhiên trong thực tế, nếu như không có những điều khoản về giảm thuế hoặc những ưu đãi khác, thì khó có khả năng xuất hiện trường hợp một công ty muốn trao quyền cho công ty khác điều hành hoạt động và những chính sách tài chính của nó 111.

Hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau về thỏa thuận kiểm soát trong quan hệ công ty mẹ và công ty con. Có quan điểm cho rằng, khi một công ty có thương hiệu nổi tiếng thì có thể ký kết hợp đồng kiểm soát với công ty khác mà không cần phải sở hữu vốn chi phối112.Ví dụ, cách đây 50 năm, ở Pháp xuất hiện một

108 Companies Act 2006, Schedule 7. “A control contract means a contract in writing conferring such a right which— (a) is of a kind authorised by the articles of the undertaking in relation to which the right is exercisable, and (b) is permitted by the law under which that undertaking is established”

109 Eilís Ferran .1999. Company law and corporate, Oxford University Press Publisher, tr.29. Dẫn theo

Võ Thị Hồng Thoa .2017. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con theo pháp luật một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr.15.

110 Companies Act 2006, Schedule 7, Paragraph 4. “An undertaking shall not be regarded as having the right to exercise a dominant influence over another undertaking unless it has a right to give directions with respect to the operating and financial policies of that other undertaking which its directors are obliged to comply with whether or not they are for the benefit of that other undertaking”.

111 Eilís Ferran .1999. Company law and Corporate finance, Oxford University Press Publisher, tr.29. Dẫn theo Võ Thị Hồng Thoa, tlđd, tr.16.

112 Nhà pháp luật Việt – Pháp, Tọa đàm các tập đoàn kinh tế lớn, Hà Nội ngày 28 và 29/9/2004. Dẫn theo Võ Thị Hồng Thoa, tlđd, tr.16.

hãng thời trang nổi tiếng tên là Pierre Cardin, xung quanh nhãn hiệu này đã hình thành một loại các công ty may mặc, thời trang, mỹ phẩm, thậm chí đồ ăn, bởi hãng Pierre Cardin đã dùng thương hiệu của mình để nắm quyền kiểm soát các công ty trên. Tuy nhiên, quan điểm khác lại cho rằng, việc sử dụng lợi thế về thương hiệu để ký kết hợp đồng kiểm soát thì khó có thế trở thành công ty mẹ, đồng thời, về mặt giá trị, lợi thế thương hiệu được quy đổi ra tỷ lệ cổ phần hay phần vốn tương đương, và như vậy dạng chi phối như trên đã trở về dạng chi phối do nắm giữ vốn.113

Tóm lại, quy định về những thỏa thuận kiểm soát hay hợp đồng kiểm soát (Control contract) trong pháp luật của Anh cho thấy một nền lập pháp tiến bộ và phù hợp với thực tiễn môi trường kinh doanh không ngường biến đổi hiện nay. Thiết nghĩ, pháp luật doanh nghiệp Việt Nam nên nghiên cứu, học hỏi và sớm đưa ra những biện pháp khắc phục đối với những trường hợp đã, đang và có thể xảy ra trong thực tế như vậy.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả của pháp luật về việc kiểm soát đối với các hoạt động chi phối thực tế của công ty mẹ đối với công ty con (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w