Cơ sở lý luận về chi phối thực tế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả của pháp luật về việc kiểm soát đối với các hoạt động chi phối thực tế của công ty mẹ đối với công ty con (Trang 31 - 33)

Theo Đại từ điển tiếng Việt, “chi phối” có nghĩa là có tác dụng điều khiển, có vai trò quyết định đối với việc gì53. Sự điều khiển này có nghĩa là công ty điều khiển có khả năng buộc công ty khác phải thực hiện những công việc nhất định theo ý chí của nó. Quyền chi phối là quyền quyết định đối với nhân sự chủ chốt, tổ chức quản lý, thị trường,…. Sự chi phối của công ty này với công ty khác thậm

chí có thể không cần thực hiện bằng hành động cụ thể, mà chỉ cần thể hiện khả năng chi phối là đủ.

Sự chi phối này có thể hiểu là quyền lợi và trách nhiệm của công ty mẹ đồng thời cũng là vai trò của nó đối với phần vốn đã góp vào công ty con. Bởi công ty mẹ về cơ bản đóng vai trò là một cổ đông hoặc thành viên góp vốn nên đương nhiên

thông qua việc nắm giữ cổ phần, vốn góp, sẽ nắm quyền kiểm soát. Đồng thời công ty mẹ còn là chủ sở hữu, chủ đầu tư của công ty con. Theo LDN 2014 công ty mẹ sẽ có khả năng kiểm soát quá trình vận hành kinh doanh, đầu tư, tài chính của công ty con. Khi mối quan hệ công ty mẹ - công ty con trở nên thực sự chặt chẽ (như nằm trong mô hình tập đoàn) mức độ kiểm soát của công ty mẹ sẽ dựa trên chiến lược của cả tổ hợp hơn là sự tách biệt giữa các thực tế pháp lý độc lập.

Dưới góc độ luật Dân sự Việt Nam, pháp luật sẽ không can thiệp vào những thỏa thuận giữa các bên miễn là nó không vi phạm điều cấm của Luật. Trong khi đó, mối quan hệ công ty mẹ - công ty con thực tế thường được hình thành theo các cách đó là thông qua tập trung kinh tế, góp vốn vào công ty con và từ những thỏa thuận kiểm soát (control contract)54. Những thỏa thuận kiểm soát, hay còn gọi là hợp đồng kiểm soát trong doanh nghiệp lại có những nguy cơ khác. Về vấn đề này, Luật DN năm 2014 chỉ đưa ra một khái niệm khá ngắn gọn về “Người có liên quan”, tức tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp là nhóm người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty55. Như vậy có thể thấy pháp luật Doanh nghiệp Việt Nam đã bỏ sót một nội dung quan trọng và có ảnh hưởng không nhỏ tới sự chi phối của công ty mẹ trong các tổ hợp công ty liên kết nói chung. Trong khi đó, định nghĩa của pháp luật Việt Nam về mô hình công ty mẹ - công ty con cũng quy định các mối liên kết ngoài vốn đó là chi phối bằng bí quyết công nghệ, thì trường hoặc thương hiệu. Đây là một điểm khác biệt của pháp luật Việt Nam.

Có thể thấy rằng, sự chi phối tạo nên sự gắn bó mật thiết giữa công ty mẹ và công ty con là sự chi phối bằng yếu tố vốn, hay nói cách khác là yếu tố tài sản bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình không xác định bằng lượng như sở hữu công nghiệp, phát minh khoa học và trong quá trình hoạt động việc sử dụng những tài sản này có tác dụng rất tích cực trong việc bổ sung điều chỉnh mối liên kết, chi phối của công ty mẹ với công ty con. Từ đó trở thành những hành vi cụ thể xảy ra trên thực tế56.

54 Khái niệm về thỏa thuận kiêm soát/ hợp đồng kiểm soát sẽ được phân tích cụ thể trong phần sau.

55 Điểm h Khoản 17 Điều 4 Luật DN 2014.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả của pháp luật về việc kiểm soát đối với các hoạt động chi phối thực tế của công ty mẹ đối với công ty con (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w