Hiện tượng “Sở hữu chéo”

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả của pháp luật về việc kiểm soát đối với các hoạt động chi phối thực tế của công ty mẹ đối với công ty con (Trang 47 - 49)

Sờ hữu chéo là hiện tượng đầu tư góp vốn giữa các công ty con với công ty mẹ bị pháp luật cấm theo quy định tại Khoản 2 Điều 189 Luật DN 2014.

Xét ở mức độ nào đó, sở hữu chéo cũng đem lại những lợi ích nhất định, nhất là trong việc hỗ trợ nhau về thương hiệu, công nghệ hay đơn giản vì các cổ đông thiểu số muốn như vậy để có uy tín từ những tập đoàn lớn mạnh 82. Tuy nhiên ảnh hưởng tiêu cực nó gây ra cũng rất nghiêm trọng như gây tình trạng mù mờ về sở hữu thực, thực trạng lỗ, lãi và trách nhiệm giải trình, dẫn đến làm giảm hiệu lực và hiệu quả quản lý, vô hiệu hóa các cơ chế kiểm soát nội bộ và kiểm toán bên ngoài, khiến hoạt động tài chính nội bộ bị méo mó nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ phá sản của doanh nghiệp, đồng thời đe dọa đổ vỡ lớn cho tổ hợp,…83 Đó là nguyên nhân dẫn tới pháp luật Việt Nam hoàn toàn cấm đối với hiện tượng này, đặc biệt đối với mô hình công ty mẹ - công ty con.

81 Xem thêm Bùi Thị Thanh Thảo .2015. Một số quy định của phát luật về kiểm soát giao dịch giữa các thành viên trong nhóm công ty, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 2/2015.

82 Lê Nết, “Hạn chế sở hữu chéo sao cho hiệu quả”, < http://www.thesaigontimes.vn/117920/Han- che- so-huu-cheo-sao-cho-hieu-qua.html >

83 Nguyễn Minh Phong, “Hai nhóm hình thức và tác động hai mặt của sở hữu chéo”,

Trước khi Luật DN 2014 có hiệu lực, sở hữu chéo chỉ bị hạn chế đối với các doanh nghiệp có vốn góp nhà nước84 và lĩnh vực ngân hàng85. Do đó, trong vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, liên quan đến hành vi ACB đầu tư lòng vòng qua các ngân hàng Kienlongbank, Vietbank để cho các công ty con ACBS và ACI, ACI- HN vay lại mua cổ phần của chính ACB, Tòa án chỉ có thể vận dụng vào các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành, bởi pháp luật doanh nghiệp chưa cấm điều này. Tuy nhiên, Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Doanh nghiệp chỉ cấm sở hữu chéo dưới góc độ chủ thể, tức công ty con không được sở hữu cổ phần, vốn góp của công ty mẹ. Nếu công ty con dùng cách “lách luật” như ở vụ án Nguyễn Đức Kiên, ngầm thông qua một công ty khác không có quan hệ với công ty mẹ để mua vốn, nhưng thực chất nguồn tiền của công ty con, thậm chí là của chính công ty mẹ thì việc chỉ quy định cấm về mặt chủ thể trở nên không đủ cơ sở pháp lý để xử lý86.

Dù trên tinh thần của Luật Doanh nghiệp nước ta, hiện tượng sở hữu chéo bị cấm hoàn toàn. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn xuất hiện trường hợp cố ý làm sai luật của các nhóm công ty, điển hình như giữa công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Sài Gòn (SII) và Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (CII). CII đang nắm 51% cổ phần tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng cầu đường Bình Triệu, còn với SII, tỷ lệ nắm giữ là 48,19%. Tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng Ninh Thuận, tỷ lệ sở hữu của CII và SII lần lượt là 64% và 26%. Điểm chung này không có gì đáng chú ý nếu như không có việc CII đang nắm 35% cổ phần SII. Ngược lại, SII đang nắm 3,32% cổ phần CII.87

Có thể thấy các doanh nghiệp trong tổ hợp nhóm công ty đang ngày càng cố ý sở hữu chéo lẫn nhau một cách lộ liễu. Đối với các tập đoàn lớn hiện nay, sự tồn tại của sở hữu chéo có thể dẫn tới tình trạng “vốn ảo” nhưng đây lại là hiện

84 Khoản 4 Điều 29 Nghị định 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

85 Điều 129 Luật Các tổ chức tín dụng 2010.

86 Xem thêm Võ Thị Hồng Thoa .2017. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con theo pháp luật một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

87 Xem thêm: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/chung-khoan/cong-ty-con-luot-song-co-phan- cong-ty-me-2730260.html ; Bùi Sưởng, “CII: sở hữu lòng vòng và nghi vấn đẩy giá”, < https://vietstock.vn/2012/11/cii-so-huu-long-vong-va-nghi-van-day-gia-830-246303.htm >

tượng tất yếu do nhu cầu duy trì cơ cấu sở hữu ổn định và quan hệ liên kết kinh doanh giữa các công ty thành viên. Những quy định cấm hoàn toàn việc sở hữu chéo dù có thể làm triệt tiêu tình trạng “vốn ảo”, buộc quan hệ sở hữu giữa các công ty trong tập đoàn và nhóm công ty hình thành xuất phát từ nhu cầu liên kết để tạo lập nguồn vốn, duy trì quan hệ kinh doanh lành mạnh nhưng lại khó có thể đảm bảo thực hiện tại mọi thời điểm, nhất là khi xảy ra quá trình mua bán, sáp nhập, hợp nhất công ty dẫn đến sự bắt buộc các công ty phải duy trì quan hệ sở hữu chéo.

Tóm lại, xét ở mức độ nào đó, sở hữu chéo cũng đem lại những lợi ích nhất định, nhất là trong việc giúp các công ty trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con hỗ trợ nhau về thương hiệu, công nghệ hay đơn giản vì các cổ đông thiểu số muốn như vậy để có uy tín từ những tập đoàn lớn mạnh88. Thêm vào đó, dù Luật Doanh nghiệp cấm tuyệt đối hiện tượng này nhưng thực trạng “sở hữu vô tội vạ” đã trở nên rất phổ biến hiện nay thì liệu pháp luật có nên thay đổi để phù hợp hơn với thực tiễn, hay thậm chí nên có một cơ chế khác mềm dẻo hơn nhưng lại kiểm soát tốt hơn vấn đề này.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả của pháp luật về việc kiểm soát đối với các hoạt động chi phối thực tế của công ty mẹ đối với công ty con (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w