Hình ảnh Jetstar Pacific Airlines trên báo chí:

Một phần của tài liệu HÌNH ẢNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM TRÊN BÁO CHÍ HIỆN NAY (Trang 67)

7. Cấu trúc luận văn

2.2 Hình ảnh Jetstar Pacific Airlines trên báo chí:

2.2.1 Những tin, bài báo phản ánh chất lƣợng, dịch vụ chuyến bay Jetstar Pacific Airlines:

Thông tin tích cực:

T Nội dung Thể Báo

T loại

1 Bộ trưởng Giao thông: 'Yên tâm bay với Tin vắn Tiền Phong

Jetstar Pacific' (12/1/2010)

2 Jetstar Pacific bán 500 vé máy bay với giá 0 Tin vắn Thanh niên

đồng (10/2/2010)

3 Không phát hiện lỗi trên vỏ máy bay Jetstar Tin vắn Vnexpress

Pacific (9/4/2011)

4 Jetstar Pacific mở lại đường bay Hà Nội - Tin vắn Vietnamnet

Nha Trang (9/5/2011)

Bảng 2.2: Bảng phân tích nội dung, cách thức thể hiện thông tin báo chí tích cực về JPA

Trên đây là một số ví dụ người viết đưa ra để minh chứng cho những luận điểm trong quá trình nghiên cứu.

Tương tự như VNA, dường như JPA vẫn chưa khai thác hết thế mạnh của báo chí, đó là sử dụng báo chí trong việc quảng bá hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp mình.

Nội dung và cách thức đưa tin của JPA về thông tin chất lượng, dịch vụ cũng không khác so với VNA. Tần suất thông tin dày đặc trên các mặt báo; nội dung thông tin xoay quanh việc: Giảm giá vé, mở thêm chuyến bay, mở đường bay mới, chính sách mới, ưu đãi mới cho hành khách, nhập (thuê) thêm máy bay, trang thiết bị hiện đại…

Không những vậy, cách thức thể hiện thông tin của JPA cũng không khác so với “anh cả” VNA.

Các thông tin tích cực về JPA trên báo chí đa số cũng được thể hiện dưới dạng tin vắn, tức là chỉ đủ để thông báo cho công chúng biết đang có sự việc gì xảy ra với JPA, hay JPA đang có những hoạt động gì liên quan đến chuyến bay, giá vé...

Với việc thể hiện thông tin bằng những tin vắn, người đọc cũng chỉ biết đang có một hoạt động nào đó diễn ra của JPA (giảm giá vé, tăng tour, tăng chuyến bay...) chứ hoàn toàn không có cảm xúc và sự đánh giá với những thông tin này. Cụ thể, hoạt động (giảm giá, tăng chuyến...) đó hữu ích thế nào, thuận tiện thế nào… độc giả hoàn toàn không có cảm xúc.

Chưa kể, thông tin được đăng tải trên báo chí hết sức sơ sài khiến độc giả khó tạo cảm xúc yêu thích, từ đó đi đến quyết định tiêu dùng của độc giả. Thông thường, độc giả chủ động tìm kiếm thông tin khi có nhu cầu, chứ các thông tin khuyến mại, giảm giá, tăng hữu ích của JPA trên báo chí chưa kích thích nhu cầu tiêu dùng của độc giả.

Thông tin tiêu cực:

No1

Title: Jetstar Pacific nợ 180 tỉ đồng tiền mua xăng

Chủ đề bài viết: Tin phản ánh về việc Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu hàng không (VNC) - có chủ sở hữu là Vietnam Airlines thông báo Hãng hàng không Jetstar Pacific (JP) đang nợ 180 tỉ đồng tiền xăng, chưa kể lãi suất.

Phát ngôn (của Hãng Hàng không và các bên liên quan): Không có

Mục đích bài viết: Thông báo về tình hình hoạt động thua lỗ của JPA.

Vị trí: Báo Tuổi Trẻ - Chuyên mục: Chính trị - Xã hội

Thể loại: Bài phản ánh

Ảnh/clip: Không có

Yếu tố phụ: 1 Link liên quan

Thời điểm xất bản: 6/7/2011

Đánh giá chung: Cho thấy một bức tranh tổng quan về Hàng không Việt Nam – một sự cạnh tranh không bình đẳng. VNA có nhiều lợi thế vì được bao cấp, và độc quyền trong cả việc cung cấp xăng dầu. Các hãng Hàng không khác như JPA phải cõng thêm một gánh nặng trong cuộc canh tranh chưa bình đẳng này.

No2:

Title: Nhân viên Jetstar Pacific ăn trộm vàng của hành khách

Chủ đề bài viết: 4 nhân viên bốc xếp của Jetstar Pacific Airlines vừa bị phát hiện lấy trộm của hành khách 6 chỉ vàng và 3,2 triệu đồng.

Phát ngôn (của Hãng Hàng không và các bên liên quan): Đại diện Hãng cho biết đã đình chỉ nhân viên, báo Cảng vụ Hàng không.

Mục đích bài viết: Thông báo về hành vi trộm cắp trên máy bay.

Thể loại: Tin vắn

Ảnh/clip: Không có

Yếu tố phụ: 5 link liên quan

Thời điểm xất bản: 21/10/2010

Đánh giá chung: Những hành vi như vậy không thể để xảy ra tại tất cả các hãng Hàng không! Sau khi xảy ra sự cố, phía JPA cũng không hề có lời xin lỗi với khách hàng, chỉ đứng trước truyền thông công bố việc đã đình chỉ nhân viên.

Trên đây là một vài ví dụ người nghiên cứu đưa ra để chứng minh cho những luận điểm của mình trong quá trình khảo sát báo chí.

Theo đó, trong quá trình khảo sát, người viết thấy rằng, các thông tin tiêu cực về chất lượng, dịch vụ của JPA cũng có “mô-tuyp” như VNA. JPA cũng gặp phải các sự cố tương tự VNA:

+ Vi phạm mức độ an toàn Hàng không: Hai máy bay bay gần nhau quá mức cho phép, máy bay bị rơi bánh, máy bay

+ Chậm giờ, hủy chuyến

+ Thái độ phục vụ của nhân viên

Với giới truyền thông, cũng giống VNA, trước những sự cố mang đến hình ảnh tiêu cực cho JPA, JPA xử lý thông tin rất thụ động. Thường những thông tin đều do báo chí phát hiện và yêu cầu người đại diện của Hãng đưa ra lời giải thích. Trong khi đó, đáng lẽ ra JPA cần chủ động cử gửi thông cáo báo chí đến các cơ quan báo chí về sự cố tiêu cực vừa xảy ra với hãng Hàng không của mình.

Với hành khách, JPA là hãng Hàng không giá rẻ, là hãng Hàng không thân thiện, với mục đích khiến cho việc tham gia Hàng không của người

dân Việt Nam được dễ dàng hơn, thân thiện hơn, nhưng dường như JPA chưa làm được điều này.

Về chất lượng, JPA vẫn bị “mang tiếng” rằng “của rẻ là của ôi” bởi rất nhiều vụ việc liên quan đến chất lượng chuyến bay, máy bay, trang thiết bị trên máy bay xảy ra. Rõ ràng, ra đời với mục đích để người dân và Hàng không xích lại gần nhau hơn, nhưng JPA đang chưa khắc phục được những nhược điểm của mình. Không kiêu kì như ông “anh cả” VNA nhưng JPA cũng chưa có bước đột phá để khẳng định mình.

Với hành khách, dường như sự bồi thường của JPA sau những lần chậm chuyến, hủy chuyến, sau những sự cố đáng tiếc xảy ra… vẫn chưa là đủ để khiến cho người dân và JPA xích lại gần nhau, hệt như khẩu hiệu và slogan của JPA khi ra đời.

Thông thường, người dân lựa chọn JPA vì ưu điểm giá cả phải chăng hơn VNA nhưng những bức xúc về một hàng không thiếu chuyên nghiệp vì vẫn còn đó.

2.2.2 Những tin, bài báo phản ánh hoạt động xã hội của Jetstar Pacific Airlines: Pacific Airlines:

Theo hướng phát triển cuả Jestar toàn cầu, JPA là hãng hàng không thân thiện với xã hội và môi trường. Là hãng ra đời sau VNA, JPA rất chú trọng đến việc quảng bá hình ảnh của mình trên báo chí. Khảo sát các hoạt động của JPA trên các báo cho thấy, JPA rất quan tâm tài trợ cho các hoạt động từ thiện, các sự kiện thể thao, văn hóa, giáo dục và bảo vệ môi trường. JPA thường xuyên là nhà vận chuyển chính thức cho các cuộc thi hoa hậu, các sự kiện tôn vinh thể thao Việt Nam, các cuộc thi và hoạt động khuyến học khuyến tài, các chương trình phát triển du lịch, bảo vệ môi trường.

Là 1 doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nhưng JPA cũng đặt những hành động vì cộng đồng lên đầu, có nhiều hoạt động đóng góp cho xã hội được mọi người đánh giá cao.

JPA đã tham gia vận chuyển hàng cứu trợ miễn phí cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi lũ lụt các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình từ ngày 25/10 – 15/11/2010. JPA cũng đã tiếp nhận và vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ của các cơ quan, các tổ chức xã hội đến với đồng bào miền Trung ruột thịt. Trước đó, ngay sau khi lũ lụt xảy ra, toàn thể cán bộ, nhân viên JPA cũng đã tổ chức quyên góp tự nguyện, cùng chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung hơn 50 triệu đồng, toàn thể cán bộ công nhân viên JPA tích cực tham gia ủng hộ các vật dụng thiết yếu, đặc biệt là sách vở cho các em học sinh miền Trung sớm trở lại lớp trường…

JPA đang cùng Mobivi và Nhịp Tim Việt Nam tham gia và vận động mọi người cùng tham gia chiến dịch "Cùng hành động vì 5 trái tim"! Ngày 8/11/2012, Jetstar, Mobivi cùng Nhịp tim Việt Nam đến thăm bé Gia Nghĩa tại viện tim TP.HCM. Bé Gia Nghĩa mắc bệnh tim bẩm sinh, nhà nghèo, không có tiền chữa trị, cứ tưởng gia cảnh khó khăn, không đủ tiền chữa trị sẽ đe dọa tính mạng của bé bất cứ lúc nào nhưng nhờ có tấm lòng của mọi người, bé được mổ tim. Hành động “vì 5 trái tim” là chiến dịch đặt chữ TÂM lên đầu, những hành động có ý nghĩ này sẽ giúp cho nhiều em bé bị bệnh tim bẩm sinh có được cuộc sống bình thường như bé Gia Nghĩa. Đây hành động mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc và hướng tới cộng đồng, cần được nhân rộng và phát huy.

Cùng với nhiều hãng hàng không và các công ty du lịch lữ hành trong và ngoài nước, JPA đã tham gia Hội chợ triễn lãm du lịch Quốc tế ITE 2012 do Jestar pacific tổ chức vào ngày 02/10/2012. Khi tham gia Hội chợ, JPA kì vọng mở rộng hợp tác kinh doanh với tiêu chí mang đến những sản phẩm đi lại du lịch chất lượng với giá cả cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu cũng như thu hút khách hàng đến với JPA nhiều hơn. Qua đó mọi ngừoi sẽ biết đến JPA nhiều hơn với tư cách là dịch vụ hàng không giá rẻ.

JPA liên hệ đặt quảng cáo trên các trang báo lớn, đặt banner quảng caó trên các trang báo mạng, các trang du lịch-lữ hành, tại các Website bán vé máy bay trực tuyến và mạng xã hội facebook. Điều này chứng tỏ, JPA rất chú trọng đến hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh thương hiệu trên báo chí.

Tóm lại:

Bằng nỗ lực cung cấp cho hành khách giá rẻ mỗi ngày, Jetstar Pacific mang sứ mệnh giúp mọi người ngày càng được bay thường xuyên hơn, đồng thời tạo cơ hội du lịch bằng đường hàng không cho tất cả những ai trước đây được xem là không đủ khả năng để đi lại bằng máy bay.

Vì thế, trong chiến lược truyền thông của mình, Jetstar có cách ứng xử khác hẳn người “anh cả” VNA. Dù vẫn có những nhược điểm chung giống như các hãng Hàng không khác như chậm chuyến, hủy chuyến… (do năng lực và tiềm lực kém, chưa hoàn thiện), song, trong ứng xử truyền thông, Jetstar luôn tỏ ra thân thiện, gần gũi, sẵn sàng nhận lỗi khi có khuyết điểm.

Tuy nhiên, do là hãng Hàng không còn trẻ, nên Jetstar cũng vấp phải những lỗi truyền thông đáng tiếc. Sau những sự cố hủy chuyến, chậm chuyến, hãng chưa có những động thái chuyên nghiệp để lấy lại được niềm tin của người tiêu dùng. Nói cách khác, truyền thông xử lý khủng hoảng của Jetstar vẫn còn non yếu.

Không những thế, mặc dù đầu tư rất nhiều vào các hoạt động quảng cáo, PR, tổ chức sự kiện để quảng bá hình ảnh, nhưng thông tin báo chí (đăng ở các mục tin tức, sự kiện trên báo) của Jetstar còn xơ xài. Thông tin khuyến mại, giảm giá… còn chung chung (điểm này giống “anh cả” Vietnam Airlines). Đáng lẽ ra, Jetstar cần nhận thức được “thế yếu” sinh sau đẻ muộn cũng như những tiềm lực chưa thể có được bằng Hàng không “anh cả”, để từ đó đẩy mạnh truyền thông, nhấn mạnh vào thế mạnh của tên tuổi mình hơn nữa.

Nếu vẫn duy trì lối truyền thông này, Jetstar khó lòng khẳng định thế mạnh từ tên tuổi của mình “Hãng hàng không thân thiện”, thay vì bị hiểu lầm “của rẻ là của ôi!”.

2.3 Hình ảnh VietJet Air trên báo chí:

2.3.1 Những tin, bài báo phản ánh chất lƣợng, dịch vụ chuyến bay VietJet Air:

Thông tin tích cực:

TT Nội dung Thể loại Báo

1 VietJet Air bán vé 100.000 đồng Tin vắn Vietnamnet

chiều Hà Nội - TP HCM (5/12/2011)

2 Vietjet Air chuẩn bị bay chuyến Tin vắn Thanh Niên

đầu tiên (15/2/2011)

3 Vietjet Air chi 800 triệu USD mua Tin vắn Tiền Phong

động cơ của GE (17/12/2012)

4 Vietjet Air miễn phí chở người Tin vắn Tuổi Trẻ Việt ở Philippines về nước (20/11/2012) 5 Vietjet Air mang máy bay sang Tin vắn Vnexpress

Thái lập liên minh hàng không (27/6/2012)

Bảng 2.3: Bảng phân tích nội dung, cách thức thể hiện thông tin báo chí tích cực về VietJet Air

Tương tự như VNA và JPA, VietJet Air vẫn chưa khai thác hết thế mạnh của báo chí, đó là sử dụng báo chí trong việc quảng bá hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp mình.

Nội dung và cách thức đưa tin của VietJet Air về thông tin chất lượng, dịch vụ có tần suất thông tin dày đặc trên các mặt báo; nội dung thông tin xoay quanh việc: Giảm giá vé, mở thêm chuyến bay, mở đường bay mới,

chính sách mới, ưu đãi mới cho hành khách, nhập (thuê) thêm máy bay, trang thiết bị hiện đại…

Nhưng các thông tin tích cực về VietJet Air trên báo chí đa số cũng được thể hiện dưới dạng tin vắn, tức là chỉ đủ để thông báo cho công chúng biết đang có sự việc gì xảy ra. Với việc thể hiện thông tin bằng những tin vắn, người đọc cũng chỉ biết đang có một hoạt động nào đó diễn ra của VietJet Air (giảm giá vé, tăng tour, tăng chuyến bay...) chứ hoàn toàn không có cảm xúc và sự đánh giá với những thông tin này. Cụ thể, hoạt động (giảm giá, tăng chuyến...) đó hữu ích thế nào, thuận tiện thế nào… độc giả hoàn toàn không có cảm xúc.

Chưa kể, thông tin được đăng tải trên báo chí hết sức sơ sài khiến độc giả khó tạo cảm xúc yêu thích, từ đó đi đến quyết định tiêu dùng của độc giả. Thông thường, độc giả chủ động tìm kiếm thông tin khi có nhu cầu, chứ các thông tin khuyến mại, giảm giá, tăng hữu ích của VietJet Air trên báo chí chưa kích thích nhu cầu tiêu dùng của độc giả.

Thông tin tiêu cực:

No1:

Title: VietJet Air hủy 3 chuyến trong một ngày vì lỗi kỹ thuật

Chủ đề bài viết: Các chuyến bay bị hủy vì lý do kỹ thuật nghiêm ngặt của hãng để đảm bảo an toàn cho hành khách. Việc các chuyến bay bị hủy chuyến hoặc chậm chuyến do nhiều yếu tố khách quan như thời tiết, mật độ di chuyển tại sân bay trong thời gian cao điểm.

Phát ngôn (của Hãng Hàng không và các bên liên quan): Đại diện Hãng phát biểu trên báo chí: Chúng tôi mong nhận được sự thông cảm của khách hàng về các điều kiện bất khả kháng đặc thù hàng không

Mục đích bài viết: Thông báo về một sự cố bay của VietJet Air.

Thể loại: Tin vắn

Ảnh/clip: Không có

Yếu tố phụ: Link: 01

Thời điểm xất bản: 1/8/2012

Đánh giá chung: Trước những sự cố không mong muốn, VietJet đã có những hành động truyền thông chuyên nghiệp: Đứng trước báo chí xin lỗi hành khách, sẵn sàng bố trí phương tiện và chỗ nghỉ ngơi cho hành khách bị hủy chuyến.

No2:

Title: Máy bay chậm bảo dưỡng, Vietjet Air nhờ hãng khác chở khách.

Chủ đề bài viết: Do việc hoàn thành thủ tục bảo dưỡng máy bay chậm hơn kế hoạch, chiều qua, Vietjet Air đã phải mua vé của hãng khác để giải quyết cho những khách đi gấp từ Hà Nội vào TP HCM.

Phát ngôn (của Hãng Hàng không và các bên liên quan): Đại diện Hãng cho biết, theo định kỳ hàng năm, hãng đưa máy bay đi bảo dưỡng khoảng một tuần. Việc hoàn thành thủ tục bảo dưỡng máy bay với công ty VAECO chậm hơn kế hoạch, dẫn đến chậm giờ bay, nên Vietjet Air phải mua vé của Jetstar để hành khách được bay.

Mục đích bài viết: Thông báo về một sự cố xảy ra trong chuyến bay VietJet và cách xử lý sự cố của Hãng này.

Vị trí: Báo Thanh Niên - Chuyên mục: Kinh Tế

Thể loại: Tin vắn

Ảnh/clip: Không có

Yếu tố phụ: Link: 01

Thời điểm xất bản: 14/9/2012

Đánh giá chung: Là một sự cố không mong muốn xảy ra, và VietJet đã có cách khắc phục sự cố một cách chuyên nghiệp, ghi điểm trong mắt công chúng về việc xử lý khủng hoảng.

Tương tự như VNA và JPA, VietJet Air cũng không tránh khỏi những nhược điểm như: chậm chuyến, hủy chuyến, chuyến bay gặp sự cố kỹ thuật…

Một phần của tài liệu HÌNH ẢNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM TRÊN BÁO CHÍ HIỆN NAY (Trang 67)

w