Quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp trong

Một phần của tài liệu LVTS-2014 - Pháp Luật Về Ưu Đãi Đầu Tư Đối Với Các Doanh Nghiệp Trong Khu Công Nghiệp Hiện Nay (Trang 33 - 37)

công nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Chính phủ đã ban hành những văn bản chuyên biệt để điều chỉnh hoạt động đầu tư và quản lý nhà nước về đầu tư tại các KCN. Hiện nay, những ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN được điều chỉnh tại văn bản chuyên biệt đó là Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 quy định về Khu công nghiệp, khu

chết xuất và khu kinh tế, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Theo đó, tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định về ưu đãi đầu tư đối với KCN, KKT thì, các dự án đầu tư vào KCN được hưởng ưu đãi như sau:

Khu công nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Khu công nghiệp được thành lập tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn [10, Điều 16].

Như vậy, với tầm quan trọng đặc biệt của mình trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, KCN đã trở thành địa bàn được Nhà nước đặc biệt quan tâm về ưu đãi đầu tư. Có thể thấy các dự án đầu tư vào KCN đều được hưởng ưu đãi cao hơn một bậc so với các doanh nghiệp khác không cùng địa bàn đầu tư. Theo quy định của Nghị định 29/2008/NĐ-CP, ưu đãi đầu tư này được áp dụng cho đồng đều tất cả các nhà đầu tư có dự án đầu tư vào KCN, kể cả dự án đầu tư mở rộng, cụ thể:

- Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được áp dụng ưu đãi đối với dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

- Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và dự án đầu tư sản xuất trong khu công nghiệp được áp dụng ưu đãi đối với dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

- Dự án đầu tư không thuộc quy định tại mục trên thì vẫn được áp dụng ưu đãi theo nguyên tắc ưu đãi chung của KCN đã nêu ở trên.

Tuy nhiên, là một văn bản chuyên ngành mang tính chất điều chỉnh chung, Nghị định này không quy định cụ thể về các loại ưu đãi, mức ưu đãi, thời gian hưởng ưu đãi mà chỉ quy định ngắn ngọn về nguyên tắc chung áp dụng biện pháp ưu đãi. Quy định tại Điều này chỉ mang tính chất định khung, các quy định cụ thể về ưu đãi cần phải căn cứ vào quy định tại các văn bản chuyên ngành đang có hiệu lực để đối chiếu.

Các dự án đầu tư vào KCN hiện nay chủ yếu được điều chỉnh bởi Luật đầu tư 2005, Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và các văn bản chuyên ngành có liên quan như:

- Luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp số 14/2008/QH12; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13;

- Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13;

- Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế GTGT;

- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 và Nghị định 87/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu;

- Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định cụ thể về chế độ tài chính đối với đất đai như Nghi định số 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất, Nghị định số 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, mặt nước;

- Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Và các văn bản có liên quan khác.

Các quy định hiện hành đã tạo dựng một khung pháp lý khá đầy đủ và đồng bộ cho việc triển khai các chính sách về ưu đãi đầu tư của Nhà nước, tạo cơ sở ngày càng thuận lợi, minh bạch để các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận được các nguồn lực phục vụ cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh của mình.

Kết luận chƣơng 1

Phát triển các KCN là một phương thức quản lý công nghiệp tập trung, một cách thức tạo ra các tiểu vùng kinh tế động lực rất phổ biến trong xu thế hiện nay. Trong đó các KCN được thành lập là những khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định và được thành lập theo cơ chế riêng. Đối với Việt Nam, mô hình KCN được chính thức xây dựng từ năm 1991 trở lại đây. Việc xây dựng và phát triển KCN là một chủ trương đúng đắn nhằm thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước.

Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, Đảng ta chủ trương tiến hành đẩy mạnh CNH, HĐH – đây cũng là vấn đề có tính quy luật chung của những nước nông nghiệp. Một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra và xuyên suốt trong các kỳ đại hội Đảng từ Đại hội Đảng VI cho đến nay là: Phát triển khu công nghiệp để tạo tiền đề cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Nhà nước đã xây dựng một hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh về KCN, bước đầu tạo ra một hành lang pháp lý cho vận hành các KCN, đáp ứng yêu cầu cụ thể hóa chính sách của Đảng vào thực tiễn. Trong đó, các quy định về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN có vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện mục tiêu nói trên.

Pháp luật Việt Nam về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN quy định 3 nhóm vấn đề cơ bản: địa vị pháp lý của KCN, nội dung các ưu đãi đầu tư và thủ tục thực hiện các ưu đãi đầu tư. Cùng với xu hướng chạy đua thu hút đầu tư của các nước trong khu vực và trên thế giới, quy định pháp luật về các vấn đề nêu trên đang dần được hoàn thiện nhằm xây dựng một hệ thống các quy định về ưu đãi đầu tư vào KCN khoa học, dễ hiểu, minh bạch và mang tính thực thi cao. Các quy định này và thực tiễn thi hành sẽ được tác giả trình bày chi tiết hơn tại Chương II của luận văn: Thực trạng pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN ở Việt Nam hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ ĐỐI VỚI

Một phần của tài liệu LVTS-2014 - Pháp Luật Về Ưu Đãi Đầu Tư Đối Với Các Doanh Nghiệp Trong Khu Công Nghiệp Hiện Nay (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w