Định hướng hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các

Một phần của tài liệu LVTS-2014 - Pháp Luật Về Ưu Đãi Đầu Tư Đối Với Các Doanh Nghiệp Trong Khu Công Nghiệp Hiện Nay (Trang 89 - 92)

doanh nghiệp trong khu công nghiệp

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế: Hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu tư nói chung và ưu đãi đầu tư trong KCN nói riêng không tách rời hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nói chung. Hiện nay, Quốc hội đang soạn thảo Luật đầu tư và Bộ kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì soạn thảo một số Nghị định nhằm hướng dẫn thi hành Luật đầu tư, các dự thảo này đang được tích cực đưa ra công chúng để lấy ý kiến rộng rãi nhằm huy động sự đóng góp ý kiến của mọi công dân và doanh nghiệp. Trong đó, các quy định về ưu đãi đầu tư còn nhận được nhiều ý kiến phản hồi trái chiều từ phía các doanh nghiệp. Các kiến nghị này tập trung vào việc các ưu đãi đầu tư còn chưa rõ ràng, thiếu nhất quán giữa các văn bản hướng dẫn, chưa có hiệu lực thực thi hoặc chưa đảm bảo bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp. Những thay đổi về ưu đãi đầu tư của Luật đầu tư chắc chắn sẽ có tác động rất lớn đến các quy định về ưu đãi đầu tư của các Nghị định liên quan trong đó có ưu đãi đầu tư đối với các doanh

nghiệp trong KCN. Vì lý do đó, cần sớm hoàn thiện quy định của Luật đầu tư theo định hướng nhất quán trên cơ sở rà soát các văn bản pháp luật liên quan hướng đến xây dựng một Luật đầu tư thông thoáng, minh bạch, phù hợp, tương đồng với pháp luật đầu tư ở các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hoàn thiện các quy định về ưu đãi đầu tư theo hướng minh bạch, bình đẳng tạo môi trường đầu tư cạnh tranh lành mạnh trong KCN: Yêu cầu về tính bình đẳng và minh bạch của các quy định pháp luật đặc biệt là các quy định về ưu đãi đầu tư luôn là yêu cầu thiết yếu và luôn được các doanh nghiệp quan tâm đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Để đáp ứng yêu cầu này đòi hỏi các quy định về pháp luật phải rõ ràng, dễ hiểu và được hiểu một cách nhất quán. Các quy định về ưu đãi và thủ tục thực hiện được xác lập theo một cơ chế chung đảm bảo không có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế hay các loại doanh nghiệp nhằm tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng và dễ áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp nói chung. Điều này sẽ tạo sự tin tưởng trong tâm lý của các nhà đầu tư. Để đảm bảo điều này cần chú trọng các quy định về thực thi các chính sách ưu đãi, các quy định về điều kiện, thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư.

Hoàn thiện và duy trì sự ổn định của các quy định về ưu đãi đầu tư, đặc biệt là ưu đãi về thuế nhằm đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư: Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật về ưu đãi đầu tư, đặc biệt là ưu đãi thuế liên tục có những thay đổi đột ngột đã ảnh hưởng tới lợi ích của các nhà đầu tư, khiến nhiều nhà đầu tư bị “sốc” về thuế. Ngoài ra, sự không thống thất giữa các văn bản pháp luật cũng đang là tồn tại lớn, khi mà luật gốc (Luật Đầu tư) quy định cho nhà đầu tư hưởng ưu đãi nhưng hướng dẫn tại các văn bản chuyên ngành thì đã bãi bỏ ưu đãi này. Điều này gây tâm lý hoang mang, mất niềm tin vào tính ổn định của hệ thống pháp luật Việt Nam của các nhà đầu tư. Do đó, cần xây dựng các ưu đãi theo một chính sách nhất quán có tính ổn cao, hiệu lực dài lâu. Rà soát tất cả các văn bản, loại bỏ các quy định không còn hiệu lực để đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật. Việc sửa đổi các điều kiện hay mức ưu đãi cụ thể phải đảm bảo bảo lưu các ưu đãi mà nhà đầu tư hiện hữu đang được hưởng hoặc áp dụng cơ chế lựa chọn cho nhà đầu tư

khi họ có đáp ứng đủ điều kiện để hưởng một ưu đãi theo mức mới thì được quyền lựa chọn áp dụng ưu đãi theo quy định mới cho thời gian ưu đãi còn lại hoặc hưởng ưu đãi theo quy định cũ.

Hoàn thiện các chế độ ưu đãi phải tạo ra động lực thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào KCN và phải hợp lý: Các quy định về ưu đãi đầu tư cần được xây dựng một cách khoa học để pháp luật về ưu đãi đầu tư thực sư mang lại hiệu quả đồng thời tránh được những ưu đãi quá mức dẫn đến lãng phí, không mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp hoặc không được thực thi trên thực tế. Đảm bảo quy định đi vào thực tế, được tuân thủ nghiêm ngặt và có sự cưỡng chế, quản lý hiệu quả của Nhà nước. Đặc biệt nên đơn giản hoá hệ thống ưu đãi đầu tư theo hướng tập trung vào việc thiết kế lại, chứ không phải là điều chỉnh thêm hệ thống ưu đãi đầu tư… Hệ thống các ưu đãi có thể đưa thành những barem để có thể nhìn vào đấy để người ta biết lĩnh vực đầu tư, ngành nghề đầu tư để có thể tự biết là mình được ưu đãi như thế nào.

Cải cách chính sách thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN: Cần rà soát theo hướng chọn lọc để có một hệ thống ưu đãi đầu tư thích ứng với đòi hỏi của các nhà đầu tư và kinh nghiệm quốc tế trong việc thu hút FDI vào công nghệ cao và dịch vụ hiện đại…Chính sách ưu đãi đầu tư cần đảm bảo hấp dẫn nhà đầu tư tiềm năng vào ngành nghề, lĩnh vực theo định hướng mới là ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, đồng thời phải tính toán và được thực hiện trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, hiệu quả kinh tế - xã hội của từng địa phương, chấm dứt tình trạng thu hút FDI theo phong trào, bất chấp chất lượng, hiệu quả như thời gian trước đây.

Với sự thay đổi của dòng vốn FDI thế giới theo hướng phát triển công nghệ ít phát thải carbon, tiết kiệm năng lượng, nếu chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam không chuyển kịp một cách đồng bộ, bao gồm cả chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân trong nước, tháo gỡ nút thắt hạ tầng kỹ thuật, hướng vào chọn nhà đầu tư cụ thể thay vì chọn quốc gia..., thì vốn FDI đến Việt Nam sẽ là từ các nhà đầu tư tranh thủ

kiếm lợi nhuận nhờ sự yếu kém về năng lực quản lý của Việt Nam” -TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam [21].

Một phần của tài liệu LVTS-2014 - Pháp Luật Về Ưu Đãi Đầu Tư Đối Với Các Doanh Nghiệp Trong Khu Công Nghiệp Hiện Nay (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w