Những bấp cập và tồn tại của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối vớ

Một phần của tài liệu LVTS-2014 - Pháp Luật Về Ưu Đãi Đầu Tư Đối Với Các Doanh Nghiệp Trong Khu Công Nghiệp Hiện Nay (Trang 74 - 87)

các doanh nghiệp trong khu công nghiệp

Bên cạnh những tác động tích cực đối với việc thu hút đầu tư, pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN còn bộc lộ khá nhiều bất cập và tồn tại, cụ thể:

2.3.2.1. Bất cập trong quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong KCN

Quy định chung về ưu đãi đầu tư: Theo quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ- CP và Nghị định 108/2006/NĐ-CP, KCN là địa bàn ưu đãi đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư áp dụng đối với địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, tuy vậy theo danh mục quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều về thuế thu nhập doanh nghiệp thì KCN không có tên trong danh mục địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn. Trong những năm gần đây, thu hút đầu tư vào các KCN giảm, tỷ lệ lấp đầy KCN tại nhiều địa phương còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân là do chính sách ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập không còn, trong khi nếu đầu tư trong KCN, doanh nghiệp phải tuân thủ Điều lệ quản lý KCN, trong đó có việc đóng phí hạ tầng và cung cấp dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dẫn đến chi phí tăng cao hơn so với bên ngoài KCN, vì vậy nhiều nhà đầu tư không đầu tư vào KCN.

Phân biệt địa bàn đối với ưu đãi thuế: Theo quy định tại Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN năm 2013 và Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật thuế TNDN cho thấy “cửa” ưu đãi cho các dự án đầu tư ở KCN khá hẹp.

Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Thuế TNDN 2013 và Nghị định 218/2013/NĐ- CP tại khoản 3 Điều 16 đều quy định rõ: “Thu nhập của DN từ thực hiện dự án đầu tư mới tại KCN, trừ KCN thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi theo quy định của pháp luật được hưởng ưu đãi về thuế TNDN và hướng dẫn tại Nghị định 218/2013/NĐ-CP thì: địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi” [17] được hiểu là các đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc Trung ương và cả đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Vì thế, sẽ có một loạt địa bàn trong danh mục loại trừ, bao gồm Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Các thành phố khác, bao gồm Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Mê Thuột, Thái Nguyên, Nam Định và Việt Trì… cũng thuộc diện này. Và rõ ràng rằng: Trong thời gian tới, các KCN trong Quy hoạch Phát triển các KCN Việt Nam, nếu được thành lập và thuộc các địa bàn này cũng sẽ không được hưởng ưu đãi thuế TNDN.

Quan điểm đồng tình với quy định trên cho rằng: quy định như vậy là để đảm bảo có mức ưu đãi hài hòa giữa các KCN theo địa bàn, đảm bảo ưu đãi cao hơn cho những địa bàn ít thuận lợi hơn, nhằm thu hút đầu tư vào các KCN ở các địa bàn kém thuận lợi, hạn chế phát triển KCN ở khu vực nội thành, nếu “cào bằng” ưu đãi, sẽ không khuyến khích được đầu tư ở vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên hiện nay, đã có rất nhiều quan điểm trái chiều về vấn đề này. Lí do là hiện có tới 80% KCN là nằm ở các vùng kinh tế trọng điểm, nếu không ưu đãi đầu tư, thì không khuyến khích được nhà đầu tư chọn các KCN để xây dựng nhà máy. Thực tế, từ năm 2009 đến nay, sau khi nhiều ưu đãi đầu tư về thuế vào KCN bị bãi bỏ, thu hút đầu tư vào đây đã chậm lại.

Ưu đãi thuế bị cắt giảm: Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Thuế TNDN 2013 đưa ra một giới hạn rất nhỏ cho ưu đãi đầu tư vào KCN. Đó là sẽ chỉ được miễn thuế trong 2 năm và giảm tối đa 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo. Theo quy định tại Nghị định này, các doanh nghiệp đầu tư trong các KCN không được hưởng ưu đãi về mức thuế xuất mà chỉ hưởng thuế suất ngang bằng với thuế suất thuế TNDN của các doanh nghiệp thông thường (22%). Trong khi, trước năm 2009, thuế suất thuế TNDN phổ thông là 28%, thì doanh nghiệp đầu tư trong KCN được hưởng thuế suất 20% trong 10 năm, được miễn thuế 2 năm, giảm thuế 6 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất trong KCN thậm chí còn được hưởng ưu đãi ở mức cao hơn, với thuế suất 15% trong 12 năm, miễn thuế 3 năm, giảm thuế trong 7 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế. Chính vì thế, mức ưu đãi trên được cho là quá thấp, không đủ hấp dẫn để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư. Không chỉ nhà đầu tư, ban quản lý KCN các địa phương và cả Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhiều lần lên tiếng về việc khôi phục ưu đãi thuế cho KCN. Tuy nhiên, kể từ khi áp dụng thuế TNDN năm 2008, toàn bộ các ưu đãi trên đã bị bãi bỏ. Hệ quả là, các KCN hiện nay, tuy có thuận lợi về vị trí, hạ tầng, nhưng chi phí đền bù, xây dựng hạ tầng cao, dẫn đến giá thuê lại đất trong KCN rất cao, chưa kể phải đóng thêm phí dịch vụ quản lý… nên không khuyến khích các DN đầu tư vào KCN.

Ưu đãi đầu tư không hiệu quả: Hiện nay, tỷ lệ bao cấp đầu tư của Việt Nam hiện vẫn còn cao. Tức là đáng lý Nhà nước thu thuế được 100.000 đồng, nhưng do

có ưu đãi đầu tư bằng thuế nên con số mà Nhà nước chỉ thu bị nhỏ hơn đáng kể. Tuy nhiên, ưu đãi này lại ít tác động tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp… Rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân đang hưởng ưu đãi thuế khẳng định: Những ưu đãi đầu tư hiện tại không hề tác động đến quyết định đầu tư. Một trong những vấn đề cơ bản mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng quan tâm khi bỏ vốn đầu tư vào một vùng lãnh thổ là điều kiện về thị trường lao động chất lượng cao, điều kiện về cơ sở hạ tầng, điều kiện về thị trường tiêu thụ, về môi trường pháp luật của quốc gia sở tại. Nếu không đảm bảo tốt các vấn đề nêu trên thì những ưu đãi đầu tư của nhà nước đưa ra chỉ là vô nghĩa, nó chỉ thu hút được những nhà đầu tư hòng trục lợi từ hệ thống quản lý yếu kém của nhà nước.

Có thể nói rằng, ưu đãi đầu tư đối với KCN hiện mới chỉ chú trọng ưu đãi về thuế (Cần nhận thấy rằng, ưu đãi đầu tư không chỉ có thuế mà còn bao gồm cả những ưu đãi tài chính: tín dụng lãi suất thấp, bảo hiểm tín dụng... và ưu đãi phi tài chính: sử dụng cơ sở hạ tầng, dịch vụ với giá cả thấp, ưu tiên lựa chọn thị trường...). Ưu đãi này cho dù có tác dụng như một lực hút FDI nhưng không phải đối với tất cả các nhà đầu tư và các vùng lãnh thổ. Nhà đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp vừa và nhỏ coi trọng ưu đãi thuế, trong khi nhà đầu tư lớn với chiến lược dài hạn đòi hỏi những ưu đãi khác. "Khi Việt Nam hướng đến thu hút FDI từ các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) hàng đầu thế giới thì cần coi trọng những ưu đãi khác ngoài thuế với quy định công khai, minh bạch và ổn định, mới đủ sức hấp dẫn các TNCs" [21]. Việc quy định các ưu đãi đầu tư cần tránh vượt quá mức cần thiết, lãng phí, dẫn đến bóp méo cơ chế ưu đãi đầu tư. Mặt khác, nguồn vốn FDI thời gian qua hướng nhiều vào các ngành thâm dụng lao động, sử dụng nhiều tài nguyên, tận dụng chính sách bảo hộ công nghiệp, trong khi FDI vào các ngành sử dụng công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng, thân thiện với môi trường còn chưa nhiều. Tỷ lệ các dự án FDI đầu tư vào các lĩnh vực định hướng như kết cấu hạ tầng...còn nhỏ. Hơn nữa các ưu đãi đầu tư mới chỉ tập trung vào thu hút vốn ĐTNN trong khi chưa chú trọng đến việc thúc đẩy ĐTTN. Ðây là một trong những mặt hạn chế của hoạt động đầu tư nước ngoài được Bộ Kế hoạch và Ðầu tư nhận định.

lý mới được ban hành như Nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có hiệu lực ngày 01/09/2009 và Nghị định 121/2010/NĐ-CP có hiệu lực ngày 1/03/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Theo đó, hệ số tính tiền thuê đất được tăng từ 0,5% lên 1,5% (Nghị định 121), đồng thời, mức giá đất sản xuất kinh doanh được UBND tỉnh ban hành theo Nghị định 69 được điều chỉnh tăng theo thời giá thị trường đã dẫn đến chi phí của đơn vị xây dựng hạ tầng KCN tăng lên đáng kể. Trong khi đó, giá cho thuê lại đất của các công ty hạ tầng đối với các nhà đầu tư theo hợp đồng thường được xác định trong toàn bộ thời hạn thực hiện của hợp đồng. Vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp xây dựng kinh doanh hạ tầng phải tăng giá thuê lại đất... Chính sách pháp lý thay đổi đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ví dụ:

Trường hợp của Tổng Công ty Đô thị Kinh Bắc (KBC) là doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN tại KCN Quế Võ – Bắc Ninh. KBC được nhà nước cho thuê đất theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm để triển khai dự án đầu tư, xây dựng và quản lý hạ tầng Khu công nghiệp Quế Võ năm 2002.

Sau khi triển khai hạ tầng, năm 2004, KBC cho Công ty Canon thuê lại 20 ha đất tại KCN Quế Võ với giá 20 USD/m2. Thời hạn của hợp đồng được xác định là 48 năm kể từ thời điểm ký hợp đồng đến năm 1952.

Tại thời điểm ký hợp đồng cho thuê lại đất với Canon, giá tiền thuê đất hàng năm được áp dụng tại địa bàn KCN Quế Võ được xác định là 100 đồng/m2. Đơn giá này là không đáng kể nên để tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thứ cấp, KBC đã không tính và dự liệu mức tăng hàng năm của chi phí này vào giá thành cho thuê lại đất. Theo đó, giá trị hợp đồng được xác định: 200.000 m2 x 20 USD = 4.000.000 USD (Tính tỷ giá tại thời điểm năm 2004 thì tổng giá trị hợp đồng là:

64.200.000.000 đồng) – trả một lần cho toàn bộ thời gian thuê.

Việc tăng giá thuê đất tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất đối với rường

hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì hệ số tính tiền thuê đất được điều chỉnh tăng lên từ 0,5% lên 1,5% giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung các loại giá đất. Việc hệ số tính tiền thuê đất được điều chỉnh tăng lên gấp 3 lần, đồng thời đơn giá thuê đất được điều chỉnh 5 năm một lần theo xu hướng tăng, dẫn đến chi phí của đơn vị xây dựng hạ tầng KCN tăng lên đáng kể.

Đến năm 2014, KBC bắt đầu phải nộp tiền thuê đất hàng năm với cơ quan nhà nước (do được miễn thời gian nộp tiền thuê đất theo quy định của Luật đất đai đối với dự án đặc biệt ưu đãi đầu tư) thì tiền thuê đất phải trả cho nhà nước được xác định là khoảng 20.000 đồng/m2 - tức là trong vòng 10 năm, đơn giá cho thuê đất tăng gấp gần 200 lần so với thời điểm KBC bắt đầu thực hiện dự án. Giả định rằng trong thời hạn 38 năm còn lại của hợp đồng thuê lại đất, giá tiền thuê đất hàng năm không tăng thêm thì đến thời hạn kết thúc hợp đồng (năm 1952), số tiền thuê đất mà KBC phải nộp đối với diện tích cho Canon thuê lại là: 38 năm x (20ha x 20.000 đồng/1m2/1 năm) = 152.000.000.000 đồng.

Như vậy, KBC phải chịu chi phí hơn gấp đôi doanh thu từ hợp đồng này. Điều này phản ánh rất rõ lợi ích về kinh tế của doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ sự thay đổi của pháp luật và chưa có giải pháp thực sự hiệu quả nào nhằm bù đắp tổn thất nêu trên. Vấn đề này cũng đang là bức xúc phổ biến đối với các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng hiện nay.

Về ưu đãi đầu tư đối với ưu đãi về chuyển lỗ và khấu hao tài sản cố định:

Luật đầu tư quy định “thời gian được chuyển lỗ không quá 5 năm” [44]. Quy định này tương tự với quy định tại Điều 7, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó có nêu rõ: “Doanh nghiệp có lỗ thì được chuyển lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian được chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ”[17]. Hay quy định về khấu hao tài sản cố định: Quy định này được quy định ở Điều 35, Luật đầu tư và

được hướng dẫn tại Luật thuế TNDN. Tuy nhiên, ở Luật Thuế TNDN, quy định khấu hao tài sản cố định cũng được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra là nếu vậy, liệu quy định trong Điều 34, 35 của Luật đầu tư có phải là ưu đãi với nhà đầu tư không, trong khi theo luật thuế TNDN thì đây là quy định áp dụng chung chứ không chỉ cho nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư?. Nếu không còn là ưu đãi, thì việc để các quy định này trong danh mục các biện pháp ưu đãi đầu tư của Luật đầu tư có thực sự phù hợp và cần thiết?

Về hoạt động của Ban Quản lý các KCN: Về việc phân cấp, uỷ quyền cho Ban quản lý các KCN theo Nghị định 164/2013/NĐ-CP đến nay vẫn chưa có thông tư về việc này nên đã gây ra nhiều bất cập trong chỉ đạo và quản lý. Nghị định 164/2013/NĐ-CP vẫn duy trì cơ chế ủy quyền từ các sở, ngành hoặc UBND cấp huyện mà không giao trực tiếp cho UBND cấp tỉnh ủy quyền cho Ban Quản lý, điều này tiếp tục gây bất cập lớn trong thực tế là các tỉnh, thành phố sẽ thực hiện không thống nhất; không giải quyết được vấn đề chồng chéo trong quản lý, cũng như trách nhiệm chính về KCN dẫn đến tình trạng quản lý lỏng lẻo, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

Pháp luật về ưu đãi đầu tư còn bất ổn định gây ra tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư: Điều này có thể thấy ngay trong chính sách ưu tiên thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao vào KCN. Quốc hội đã ban hành Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12, đến năm 2010 Chính phủ lại ban hành Quyết định 49/2010/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển và rất nhiều văn bản khác hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư đối với nhóm doanh nghiệp này. Tuy nhiên, các quy định mới này đang “bó chặt” các dự án đầu tư

Một phần của tài liệu LVTS-2014 - Pháp Luật Về Ưu Đãi Đầu Tư Đối Với Các Doanh Nghiệp Trong Khu Công Nghiệp Hiện Nay (Trang 74 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w