Căn cứ vào pháp luật về đầu tư, có 26 lĩnh vực thuộc diện được đặc biệt ưu đãi đầu tư (Danh mục A), 53 nhóm ngành thuộc diện ưu đãi đầu tư (Danh mục B) được quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP thuộc 8 lĩnh vực được quy định cụ thể tại Điều 27 Luật Đầu tư, bao gồm:
(1) Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo.
(2) Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; làm muối; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới.
(3) Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao.
(4) Sử dụng nhiều lao động.
(5)Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án quan trọng, có quy mô lớn. (6)Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và văn hóa dân tộc. (7) Phát triển ngành, nghề truyền thống.
(8) Những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích [8].
Như vậy, pháp luật đầu tư Việt Nam đề ra tiêu chí về lĩnh vực cấp ưu đãi đầu tư dựa trên cơ sở chọn lọc trong tất cả các ngành kinh tế, đảm bảo sự phát triển đồng bộ và chú trọng nhiều tới các ngành nghề sản xuất và những ngành nghề có tính chất tiên phong như lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, phát triển kết cấu hạ tầng, truyền thông; các lĩnh vực đảm bảo tính bền vững như bảo vệ môi trường sinh thái và các lĩnh vực phục vụ nhu cầu xã hội như Giáo dục, y tế… Ngoài ra, Nhà nước cũng chú ý đến tính chất tạo nhiều công ăn việc làm của một dự án khi đưa vấn đề này lên thành một tiêu chí để dự án được hưởng ưu đãi. Ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư vào KCN là một dạng ưu đãi về địa bàn đầu tư do vậy Nghị định 29/2008/NĐ-CP không
nêu ra các lĩnh vực được ưu đãi mà các điều kiện về lĩnh vực được ưu đãi sẽ áp dụng theo quy định của Luật đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP.
Qua quy định trên có thể thấy, pháp luật Việt Nam quy định về lĩnh vực ưu đãi đầu tư chủ yếu là các lĩnh vực sản xuất, còn các lĩnh vực dịch vụ không thấy đề cập hoặc đề cập không rõ ràng. Do mong muốn đạt được mục đích về thúc đẩy và phát triển nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực nên các nhà soạn thảo Luật đầu tư đã đưa ra quá nhiều tiêu chí về lĩnh vực đầu tư được hưởng ưu đãi. Trong khi, hầu hết các doanh nghiệp đầu tư vào KCN là các doanh nghiệp sản xuất (trừ doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN – cung cấp dịch vụ về hạ tầng và các dịch vụ liên quan phục vụ KCN). Vì vậy, đa số các dự án vào KCN đều là đối tượng được hưởng các ưu đãi đầu tư.
Theo quy định của Nghị định 29/2008/NĐ-CP về Khu công nghiệp, KKT, Khu công nghệ cao tại Khoản 4, Điều 16 quy định các dự án đầu tư được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và thực hiện tại khu công nghiệp được thành lập tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư thực hiện theo quy định của Nghị định 108 về hướng dẫn luật đầu tư).
-Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao tại khu công nghiệp [10]. Như vậy, có thể thấy ngoài các lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư theo Luật đầu tư, các KCN còn đặc biệt ưu đãi đầu tư cho các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Đây là lĩnh vực mũi nhọn trong mục tiêu phát triển công nghiệp của Việt Nam. Hiện nay, chúng ta có nhiều văn bản trong đó có Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 của Quốc hội và Quyết định 49/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển để khuyến khích phát triển lĩnh vực công nghiệp này.
nghiệp có vốn ĐTNN. Theo thống kê tại Báo cáo Đầu tư công nghiệp Việt Nam 2011 do Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam công bố thì số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào hoạt động trong ngành công nghiệp chế tạo công nghệ cao tại các KCN của Việt Nam hiện chiếm khoảng 36,3% trong khi gần 40 % số doanh nghiệp hoạt động trong các KCN là doanh nghiệp chế biến, chế tạo với công nghệ thấp và 22,9% sản xuất với công nghệ ở mức trung bình [59].