2.1.3.1. Ưu đãi về thuế TNDN
Trước năm 2008, Luật thuế TNDN năm 2003 và văn bản hướng dẫn quy định doanh nghiệp mới thành lập tại KCN được hưởng ưu đãi thuế bằng với mức ưu đãi của địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (thuế suất 20% trong 10 năm); trường hợp doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất trong KCN thì được hưởng ưu đãi ở mức cao hơn (thuế suất 15% trong 12 năm) (Điều 34, Nghị định 24/2007/NĐ-CP).
Từ sau năm 2008, việc ban hành Luật thuế TNDN số 14/2008/QH 12, có hiệu lực (1-1-2009) và Nghị định 124/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN 2008, ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp đầu tư hạ tầng KCN và cả doanh nghiệp sản xuất đầu tư trong KCN đều bị bãi bỏ. Các doanh nghiệp đầu tư vào KCN chỉ được hưởng ưu đãi về thuế TNDN tương ứng theo địa bàn có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn (quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định) hoặc theo lĩnh vực đầu tư tương tự như các dự án đầu tư ngoài KCN. Việc loại bỏ hầu hết các ưu đãi đầu tư trong KCN trong một thời gian ngắn đã gây thắc mắc cho các nhà đầu tư về tính ổn định của môi trường đầu tư của Việt Nam, đồng thời ảnh hưởng tới kết quả thu hút đầu tư vào KCN, đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Luật số 32/2013/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN được Quốc hội XIII thông qua tại kỳ họp thứ 5 ngày 19/6/2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 đã khắc phục vấn đề này, cụ thể:
của doanh nghiệp sản xuất đầu tư vào KCN được miễn thuế 2 năm, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế trừ các KCN tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi (Khoản 3, Điều 16, Nghị định 218/2013/NĐ-CP). Như vậy, loại trừ các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào các KCN có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi thì các doanh nghiệp sản xuất khi đầu tư vào KCN đều được hưởng ưu đãi thuế TNDN như trên. Theo đó, Nghị định này đã đưa ra định nghĩa:
Địa bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi quy định tại Khoản này là các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh; trường hợp khu công nghiệp nằm trên cả địa bàn thuận lợi và địa bàn không thuận lợi thì việc xác định ưu đãi thuế đối với khu công nghiệp căn cứ vào địa bàn có phần diện tích khu công nghiệp lớn hơn. Việc xác định đô thị loại đặc biệt, loại I quy định tại Khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ quy định về phân loại đô thị [17, Điều 16].
Như vậy, phạm vi các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi đã bị thu hẹp so với quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP. Theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP thì chỉ các dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn mới được hưởng ưu đãi đầu tư trong khi Nghị định 29 quy định: “Khu công nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn”
[10,Điều 16]. Có nghĩa làtất cả các dự án đầu tư vào KCN không phân biệt KCN đó thuộc địa bàn nào đều được hưởng ưu đãi đầu tư.
Điểm tích cực của quy định mới tại Nghị định 218/2013/NĐ-CP là định hướng nguồn đầu tư vào các địa bàn kinh tế có điều kiện ít thuận lợi hơn, phân bố lại các KCN, tránh tình trạng “chen lấn” các KCN tập trung tại một số địa phương nhất định và mục tiêu xa hơn là nhằm phát triển đồng đều kinh tế giữa các vùng miền, địa phương.
Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất khi đầu tư vào KCN còn được hưởng ưu đãi tuỳ theo lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp: Nghị định 218 quy định ưu đãi đầu
tư được căn cứ theo lĩnh vực đầu tư, thống nhất với quy định của Luật Đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước trong việc xác định thuế TNDN. Tùy từng lĩnh vực đầu tư cụ thể mà nhà đầu tư hưởng mức thuế suất ưu đãi và thời gian ưu đãi theo quy định tại Điều 15, Nghị định này bao gồm các dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao…; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học;… và nhóm doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường; doanh nghiệp công nghệ cao, ứng dụng cộng nghệ cao trong nông nghiệp…
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất trong KCN đáp ứng tiêu chí về vốn theo quy định tại điểm d, Khoản 1, Điều 16 của Nghị định 218 còn được hưởng ưu đãi về thuế TNDN từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) nếu:
- Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ khi được cấp phép đầu tư và có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10 nghìn tỷ đồng/năm chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu.
- Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ khi được cấp phép đầu tư và sử dụng trên 3.000 lao động chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu.
- Số lao động quy định tại Điểm này là số lao động có ký hợp đồng lao động làm việc toàn bộ thời gian, không tính số lao động bán thời gian và lao động hợp đồng ngắn hạn dưới 01 năm [17].
Về ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN: Các doanh nghiệp hạ tầng hiện nay không được hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN do Nghị định 218/2013/NĐ-
CP không quy định lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là lĩnh vực được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Điều này không tương thích với Nghị định 108/2006/NĐ-CP vì trong khi Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định:
Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án quan trọng do Thủ tướng Chính phủ quyết định - tại mục 19, Phần V, Danh mục A, phụ lục 1, Nghị định 108/2006/NĐ-CP về Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng và các dự án quan trọng - thuộc Lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư thì Nghị định 218/2013/NĐ-CP đã bỏ lĩnh vực này trong danh mục lĩnh vực được ưu đãi về thuế suất. Như vậy, các nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN không được hưởng ưu đãi với lĩnh vực này nữa mà chỉ được hưởng ưu đãi khi địa bàn KCN mà họ đầu tư thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN được quy định tại phụ lục Nghị định 218/2013/NĐ-CP.
Đối với dự án mở rộng: Luật cũng đã bổ sung ưu đãi đối với đầu tư mở rộng, nếu đáp ứng các tiêu chí về quy mô vốn đầu tư thì được chọn hưởng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được miễn giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng nếu dự án mở rộng đáp ứng một trong ba tiêu chí:
- Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này hoặc từ 10 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư;
- Công suất thiết kế tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế trước khi đầu tư [17, Điều 16, Khoản 5].
với các văn bản trước. Trước đây, tồn tại điểm chưa thống nhất trong quy định về thuế TNDN với Nghị định 29/2008/NĐ-CP. Cụ thể, theo Luật Đầu tư 2005 và Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế thì việc ưu đãi cho nhà đầu tư được áp dụng đối với dự án đầu tư kể cả dự án đầu tư mở rộng thuộc danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư, không quy định về điều kiện đối với dự án mở rộng. Tuy nhiên, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 lại chỉ dành ưu đãi cho doanh nghiệp thành lập mới mà không áp dụng cho các dự án đầu tư mở rộng. Cùng với bối cảnh suy thoái kinh tế, điều này làm giảm đáng kể sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư quốc tế. Trên thực tế, quy định này đã khiến nhiều dự án đầu tư mở rộng như Samsung, Kumho, Rober Bosh, Formosa... không được hưởng ưu đãi thuế như dự án đầu tư mới trong khi dự án đầu tư mở rộng còn có quy mô vốn lớn hơn nhiều so với vốn đăng ký ban đầu. Một số nhà đầu tư đã tìm cách chuyển hướng đầu tư sang các nước khác để có thể được hưởng ưu đãi đầu tư hấp dẫn. Theo Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, quy định này không phù hợp với chủ trương khuyến khích nhà đầu tư dùng lợi nhuận để tái đầu tư, đổi mới công nghệ mở rộng sản xuất, đặc biệt trong bối cảnh việc thu hút đầu tư mới gặp nhiều khó khăn. Khắc phục điểm bất cập này, Luật thuế TNDN sửa đổi bổ sung năm 2013 đã quy định các dự án đầu tư mở rộng cũng được hưởng ưu đãi. Đây là quy định hết sức phù hợp, đáp ứng yêu đòi hỏi thực tế của các nhà đầu tư và tạo sự thống nhất giữa Luật đầu tư và Luật thuế TNDN, đồng thời đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của nhà nước.
Nghị định 218/2013/NĐ-CP cũng đã khắc phục hạn chế về ưu đãi tại Điều 15, Nghị định 124/2008/NĐ-CP khi quy định áp dụng ưu đãi thuế TNDN đối với: “Doanh
nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn…” [9]. Có nghĩa là doanh nghiệp
thành lập lần đầu thì mới được hưởng ưu đãi. Quy định này không phù hợp với thực tế, vì doanh nghiệp có thể đầu tư đa lĩnh vực, ngành nghề theo Luật Ðầu tư và Luật Doanh nghiệp. Vô hình chung, nếu cứ mỗi lần đầu tư thì mới được ưu đãi thì phần nào đang khiến các doanh nghiệp chia các dự án đầu tư của mình ra thành từng phần nhỏ hơn là đầu tư mở rộng hoặc đổi mới công nghệ, nâng cao qui mô và sức
cạnh tranh của doanh nghiệp và nếu tiếp tục như vậy thì không ít doanh nghiệp của chúng ta sẽ mãi chỉ có qui mô nhỏ, không đủ tầm vóc để thâm nhập thị trường quốc tế. Điều 16 của Nghị định 218/2013/NĐ-CP đã khắc phục hạn chế này khi sửa đổi đối tượng áp dụng là: “thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư”[17].
Tuy nhiên, hiện nay vẫn có sự vênh nhau giữa Nghị định 29/2008/NĐ-CP về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành cụ thể: Nghị định 29 quy định một số trường hợp các dự án sẽ được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế TNDN bao gồm:
- Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và thực hiện tại khu công nghiệp được thành lập tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao tại khu công nghiệp; - Dự án đầu tư có quy mô lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển ngành, lĩnh vực hoặc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực tại khu công nghiệp sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận;
- Chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc thuê nhà chung cư và các công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ cho công nhân làm việc tại khu công nghiệp là chi phí hợp lý được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có dự án đầu tư trong khu công nghiệp [10, Điều 16, Khoản 3,4].
Nhưng theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP, mặc dù Nghị định này vẫn duy trì áp dụng mức ưu đãi thuế suất thuế TNDN cho những dự án thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao tuy nhiên chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc thuê nhà chung cư và các công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ cho công nhân làm việc tại KCN không được liệt kê vào các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thế theo Điều 9 của Nghị định này nữa. Điều này phản ánh mức ưu đãi đầu tư về thuế TNDN đối với các dự án vào các KCN nói chung đã bị giảm sút. Tuy nhiên, sự sửa đổi của Luật thuế TNDN đang hướng tới sự phù hợp với chủ trương trú trọng đẩy mạnh
phát triển công nghệ cao và quan tâm phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng miền, đặc biệt là các khu vực khó khăn. Quy định này cũng phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KCN hiện nay là: rà soát để hạn chế thành lập các KCN mới, tập trung vào thu hút đầu tư nâng cao hiệu quả của các KCN. Trong đó sẽ có nhiều chính sách ưu đãi các nhà đầu tư vào các KCN ở những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Về mức thuế suất: Nghị định 218 không ấn định mức thuế suất cho các doanh nghiệp nói chung khi đầu tư vào KCN mà chỉ quy định miễn thuế 2 năm, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo, mức thuế suất của các doanh nghiệp này được áp theo biểu thuế suất chung.
Ngoài ra, nếu dự án đầu tư của doanh nghiệp khi đầu tư vào KCN đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư theo lĩnh vực hoặc theo tỷ lệ vốn đầu tư quy định tại Điều 16 Nghị định 218 thì tuỳ theo từng điều kiện cụ thể sẽ được hưởng các mức ưu đãi cao nhất là: Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, thuế suất 10% đối với khoản thu nhập được hưởng ưu đãi hoặc Thuế suất 20% trong thời gian mười năm. Ví dụ như: doanh nghiệp công nghệ cao thì được áp dụng thuế suất ưu đãi