PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN ( Đối với Sinh viên)

Một phần của tài liệu ngthithanhvan (Trang 169 - 173)

III. Đề tài nghiêncứu khoa học cấp Trường đã được nghiệm thu

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN ( Đối với Sinh viên)

( Đối với Sinh viên)

Để giúp ích cho việc rèn luyện khả năng sư phạm của bản thân khi học tập các môn toán cao cấp ở bậc đại học, anh ( chị ) vui lòng trả lời các câu hỏi sau (Mục đích của việc khảo sát này chỉ là phản hồi của anh chị để giảng viên lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, ngoài ra không có mục đích gì khác).

Câu hỏi 1: Theo anh(chị), việc dạy học các môn toán cao cấp ở các trường đại học sư phạm gắn kết với nội dung toán học phổ thông có cần thiết không?

□ Cần thiết.

□ Không cần thiết.

Câu hỏi 2:Trong dạy học các môn toán cao cấp và toán học hiện đại ở bậc đại học, các giảng viên có quan tâm rèn luyện cho anh (chị) thiết lập mối quan hệ với kiến thức toán ở trường phổ thông hay không?

□ Mọi giảng viên đều quan tâm. □ Chỉ một số giảng viên quan tâm. □ Không có giảng viên nào quan tâm.

Câu hỏi 3: Nếu có giảng viên quan tâm rèn luyện cho anh (chị) thiết lập mối quan hệ giữa toán học cao cấp, toán học hiện đại với Toán phổ thông thì những hướng nào sau đây được thực hiện( đánh dấu vào ô lựa chọn)

□ Lấy một số kiến thức của Toán phổ thông để minh họa các khái niệm của toán học cao cấp, toán hiện đại.

□ Các công cụ của toán cao cấp là công cụ để nhìn nhận Toán phổ thông theo quan điểm thông nhất, đầy đủ và sâu sắc hơn.

□ Sử dụng kiến thức toán cao cấp giải thích một số hiện tượng khó trong chương trình Toán phổ thông , chính xác hóa Toán phổ thông( vì lí do sư phạm những kiến thức này không được trình bày một cách chặt chẽ, logic).

□ Vận dụng kiến thức toán cao cấp để sáng tạo bài toán phổ thông. □ Ý kiến khác hoặc bổ sung

………

Câu hỏi 4: Anh( Chị) gặp những khó khăn gì khi nghiên cứu nội dung các môn toán cao cấp:

□ Hình dung cụ thể nội dung môn học.

□ Vận dụng kiến thức môn học vào giải quyết các vấn đề của môn học đó. □ Vận dụng kiến thức môn học vào tìm hiểu các vấn đề của toán phổ thông. □ Ý kiến khác

………

Câu hỏi 5: Theo anh( chị), bài toán sau thuộc loại hình học nào?

Cho A, B, C và A’, B’, C’ là 2 bộ 3 điểm thẳng hàng. Ta có AA’, BB’, CC’ đồng quy khi và chỉ khi giao của AB và A’B’, BC và B’C’, AC và A’C’ thẳng hàng.

□ Hình học afin. □ Hình học Euclide □ Hình học xạ ảnh. □ Thuộc cả 3.

Câu hỏi 6: Theo anh( chị), tính chất: ”Trong mặt phẳng,nếu có 2 véc tơ không cùng phương thì mọi véc tơ còn lại đều biểu diễn bằng một cách duy nhất qua hệ ban đầu”.

Tính chất này xuất phát từ tính chất nào của không gian afin?

………

Câu hỏi 7: Theo anh(chị), hình chiếu song song của một cặp đường thẳng chéo nhau trong không gian lên một mặt phẳng có thể là cặp đường thẳng song song không?

□ Có □ Không

Câu hỏi 8: Đánh dấu vào ý anh( chị ) cho là đúng. Luôn tìm được phép chiếu song song biến :

□ Tam giác thành tam giác đều. □ Hình elip thành hình tròn. □ Tứ giác thành hình chữ nhật.

Câu hỏi 9: Theo anh(chị), các hình sau có những tính chất afin tương tự không?

□ Hình hộp và hình bình hành. □ Mặt cầu và đường tròn . □ Tam giác và tứ diện.

Câu hỏi: Anh( Chị ) có thể cho biết lí do của sự (không) tương tự đó? ………

Câu hỏi 10: Theo anh( chị ), nhận định sau là đúng hay sai:” Bất biến của phép biến đổi nào thì có thể dùng phép biến đổi đó để giải quyết”

□ Sai

===================================================

Một phần của tài liệu ngthithanhvan (Trang 169 - 173)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w