HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG

Một phần của tài liệu GA HH8 DA CHINH SUA 4_2010 (Trang 89 - 90)

III/ Tiến trình bài dạy:

HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG

I. MỤC TIÊU

- HS nắm được (trực quan) các yếu tố của hình lăng trụ đứng (đỉnh, cạnh, mặt đáy, mặt bên, chiều cao).

- Biết gọi tên hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy.

- Biết cách vẽ hình lăng trụ theo ba bước (vẽ đáy, vẽ mặt bên, vẽ đáy thứ hai). - Củng cố khái niệm song song.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

• GV : - Mô hình hình lăng trụ đứng tứ giác, hình lăng tụ đứng tam giác, vài vật có dạng hình lăng trụ đứng. Tranh vẽ hình 93, 95 SGK.

- Bảng phụ ghi đề bài tập, bảng phụ có kẻ ô vuông. - Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu.

• HS : - Xem trước bài học, mỗi nhóm HS mang vài vật có dạng lăng trụ đứng. -Thước kẻ, bút chì, giấy kẻ ô vuông.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG

GV nêu vấn đề: Ta đã được học về hình hộp chữ nhật, hình lập phương, các hình đó là các dạng đặc biệt của hình lăng trụ đứng. Vậy thế nào là một hình lăng trụ đứng? Đó là nội dung bài học hôm nay.

Chiếc đèn lồng trang 106 cho ta hình ảnh một hình lăng trụ đứng. Em hãy quan sát hình xem đáy của nó là hình gì? Các mặt bên là hình gì? - GV yêu cầu HS quan sát hình 93 và đọc SGK trang 106.

- GV đưa hình 93 SGK lên bảng (có ghi chú).

GV hỏi:

- Hãy nêu tên các đỉnh của hình lăng trụ này.

HS nghe GV trình bày và ghi bài.

HS quan sát chiếc đèn lồng trang 106 rồi trả lời:

Chiếc đèn lồng đó có đáy là một lục giác, các mặt bên là các hình chữ nhật.

Một HS đọc to SGK từ “ Hình 99…” đến “…kí hiệu ABCDA1B1C1D1”.

- Nêu tên các mặt bên của hình lăng trụ này, các mặt bên là những hình gì?

- Nêu tên các cạnh bên của hình lăng trụ này, các cạnh bên có đặc điểm gì?

- Nêu tên các mặt đáy của hình lăng trụ này. Hai mặt đáy này có đặc điểm gì?

GV yêu cầu làm ?1

- Hai mặt phẳng chứa hai đáy của một lăng trụ đứng có song song với nhau hay không? Tại

Một phần của tài liệu GA HH8 DA CHINH SUA 4_2010 (Trang 89 - 90)