MẶT PHẲNG VÀ ĐƯỜNG THẲNG

Một phần của tài liệu GA HH8 DA CHINH SUA 4_2010 (Trang 75 - 77)

III/ Tiến trình bài dạy:

2. MẶT PHẲNG VÀ ĐƯỜNG THẲNG

GV vẽ và hướng dẫn HS vẽ hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ trên bảng kẻ ô vuông

Các bước :

+ Vẽ hình chữ nhật ABCD nhìn phối cảnh thành hình bình hành ABCD.

+ Vẽ hình chữ nhật AA’D’D.

HS vẽ hình hộp chữ nhật trên giấy kẻ ô vuông theo các bước hướng dẫn

+ Vẽ CC' // = DD’. Nối C’, D’.

+ Vẽ các nét khuất BB’ (// và = AA’), A’B’, B’C’.

Sau đó GV yêu cầu HS thực hiện ? trang 96 SGK.

GV đặt hình hộp chữ nhật lên mặt bàn, yêu cầu HS xác định hai đáy của hình hộp và chỉ ra chiều cao tương ứng.

GV đặt thẳng thước như hình 71b) trang 96 SGK, yêu cầu một HS lên đọc độ dài đoạn AA’ (đó là chiều cao của hình hộp).

GV cho HS thay đổi hai đáy và xác định chiều cao tương ứng.

GV giới thiệu: Điểm, đoạn thẳng, một phần mặt phẳng như SGK trang 96.

GV lưu ý HS: Trong không gian đường thẳng kéo dài vô tận về hai phía, mặt phẳng trải rộng về mọi phía.

GV: Hãy tìm hình ảnh của mặt phẳng, của đường thẳng?

GV chỉ vào hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ nói: Ta có đoạn thẳng AB nằm trong mặt ABCD, ta hình dung kéo dài AB về hai phía được đường thẳng AB, trải rộng mặt ABCD về mọi phía ta được mặt phẳng ABCD. Đường thẳng AB đi qua 2 điểm A và B của mp ABCD thì mọi điểm của nó đều thuộc mặt phẳng (ABCD), ta nói đường thẳng AB nằm trong mp ABCD.

HS quan sát trả lời : + các mặt của hình hộp chữ nhật là ABCD, A’B’C’D’, ABB’A’, BCC’B’, … + Các đỉnh của hình hộp chữ nhật là A, B, C, D, A’, B’, C’, D’. + Các cạnh của hình hộp chữ nhật là AB, BC, CD, DA, AA’, BB', …

HS có thể xác định: Hai đáy của hình hộp là ABCD và A’B’C’D’, khi đó chiều cao tương ứng là AA’.

HS có thể xác định cách khác: hai đáy là ABB’A’ và DCC’D’, khi đó chiều cao tương ứng là AD.

HS có thể chỉ ra:

+ Hình ảnh của mặt phẳng như trần nhà, sàn nhà, mặt tường, mặt bàn, …

+ Hình ảnh của đường thẳng như: đường mép bảng, đường gia giữa hai bức tường…

LUYỆN TẬP

Bài tập 1 trang 96 SGK

Kể tên các cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ (H.72)

Bài tập 2 trang 96 SGK

(Đề bài và hình 73 đưa lên bảng phụ)

HS trả lời miệng: những cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ là : AB = MN = PQ = DC.

BC = NP = MQ = AD. AM = BN = CP = DQ.

a) Vì tứ giác CBB1C1 là hình chữ nhật nên O là trung điểm của đoạn CB1 thì O cũng là trung điểm của BC1.

(theo tính chất đường chéo hình chữ nhật) b) K là điểm thuộc cạnh CD thì K không thể là điểm thuộc cạnh BB1

Hướng dẫn về nhà:

+ Bài tập số 3, 4 trang 97 SGK. Số 1, 3, 5 trang 104 – 105 SBT

+ HS tập vẽ hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

Ngày soạn : 11/04/2010

Tiết 56 Ngày dạy : 14/04/2010

Một phần của tài liệu GA HH8 DA CHINH SUA 4_2010 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w