Và b cùng thuộc một mặt phẳng và b không có điểm chung

Một phần của tài liệu GA HH8 DA CHINH SUA 4_2010 (Trang 78 - 81)

III/ Tiến trình bài dạy:

avà b cùng thuộc một mặt phẳng và b không có điểm chung

GV nói: AB⊄mp ( A’B’C’D’) AB // A’B’.

A’B’⊂ mp ( A’B’C’D’) thì người ta nói AB

song song với mp ( A’B’C’D’) kí hiệu: AB // mp ( A’B’C’D’) sau đó GV ghi

GV yêu cầu HS tìm trên hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ các đường thẳng song song với mp (A’B’C’D’), các đường thẳng song song với mp (ABB’A’).

- Tìm trong lớp học hình ảnh của đường thẳng song song với mp.

GV lưu ý HS: Nếu một đường thẳng song song với một mặt phẳng thì chúng không có điểm chung.

b) Hai mặt phẳng song song

- GV: Trên hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’, xét hai mp (ABCD) và mp (A’B’C’D’), nêu vị trí tương đối của các cặp đường thẳng:

+ AB và AD. + A’B’ và A’D’. + AB và A’B’. + AD và A’D’

GV nói tiếp: mp (ABCD) chứa hai đường thẳng cắt nhau AB và AD, mp (A’B’C’D’) chứa hai đường thẳng cắt nhau A’B’ và A’D’, AB // A’B’, AD // A’D’, khi đó ta nói mp ABCD) song song với mp (A’B’C’D’). - GV : Hãy chỉ ra hai mp song song khác của hình hộp chữ nhật. Giải thích.

GV cho HS đọc ví dụ trang 99 SGK.

- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về hai mp song song trong thực tế.

GV lưu ý HS: hai mp song song thì không có điểm chung.

GV gọi một HS đọc nhận xét cuối trang 99 SGK.

- AB //A’B’ ( cạch hình chữ nhật ABB’A’). - AB không nằm trong mp (A’B’C’D’)

HS nghe GV trình bày và ghi bài.

- AB, BC, CD, DA là các đường thẳng song song với mp ( A’B’C’D’)

- DC, CC', C’D, D’D là các đường thẳng song song với mp (ABB’A’).

- HS lấy ví dụ trong thực tế. - HS nhận xét: + AB cắt AD + A’B’ cắt A’D’. + AB // A’B’. + AD // A’D’ - HS có thể nêu: mp (ADD’A’) // mp (BCC’B’) vì mp (ADD’A’) chứa hai đường thẳng cắt nhau AD và AA’, mp (BCC’B’) chứa hai đường thẳng cắt nhau BC và BB', mà AD // BC, AA’ // BB'.

HS có thể lấy ví dụ: mặt trần phẳng song song với mặt sàn nhà, mặt bàn song song với mặt sàn nhà… Một HS đọc to nhận xét SGK. a⊄mp ( P). a //b. b⊂mp (p) a //mp (p)

GV đưa ra hình 79 trang 99 SGK và lấy ví dụ thực tế để HS hiểu được: Hai mp phân biệt có một điểm chung thì chúng có chung một đường thẳng đi qua điểm chung đó. (Vì các mp đều trải rộng về mọi phía).

HS lấy ví dụ về hai mp cắt nhau.

LUYỆN TẬP

Bài 5 trang 100 SGK.

GV đưa ra hình vẽ sẵn trên bảng phụ, yêu cầu HS dùng phấn mầu tô đậm những cạnh song song và bằng nhau.

Bài 7 trang 100 SGK.

(đề bài và hình vẽ đưa lên bảng phụ).

GV hỏi: Diện tích cần quét vôi bao gồm những diện tích nào?

Hãy tính cụ thể.

Bài 9 trang 100 SGK

(Đề bài và hình 83 đưa lên bảng phụ ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HS dùng bút khác màu tô vào SGK.

HS: Diện tích cần quét vôi gồm diện tích trần nhà và diện tích bốn bức tường trừ diện tích cửa.

Bài giải: Diện tích trần nhà là: 4,5.3,7 = 16,65 ( m2)

Diện tích bốn bức tường trừ cửa là: ( 4,5 + 3,7).2.3 – 5,8 = 43,4 ( m2). Diện tích cần quét vôi lầ:

16.65 + 43,4 = 60,05 ( m2). HS trả lời:

a) Các cạnh khác song song với mặt phẳng (EFGH) là AD, DC, CB.

b) Cạnh CD // mp ( ABFE) và // ( EFGH). c) Đường thẳng AH // mp ( BCGF).

Hướng dẫn về nhà:

- Nắm vững ba vị trí tương đối của hai đường thẳng phân biệt trong không gian (cắt nhau, song song, chéo nhau).

- Khi nào đường thẳng song song với mp, khi nào hai mp song song với nhau. Lấy ví dụ thực tế minh họa.

- Bài tập về nhà số 6, 8 trang 100 SGK.

Số 7, 8, 9, 11, 12 trang 1006, 107 SBT.

- Ôn công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương .

Tuần 32 Ngày soạn : 13/04/2010

Tiết 57 Ngày dạy : 16/04/2010

Một phần của tài liệu GA HH8 DA CHINH SUA 4_2010 (Trang 78 - 81)