2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng đãi ngộ tài chính của công ty TNHH du lịch Lăng Cô (LangCo
(LangCo Beach Resort)
2.2.1.1. Thực trạng đãi ngộ qua tiền lương
Tiền lương là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, là yếu tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy nhân viên làm việc. Tiền lương của người lao động được trả do 2 bên (người lao động và người sử dụng lao động) thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng lao động. Công ty TNHH du lịch Lăng Cô đã áp dụng hình thức trả lương theo thời gian để trả lương cho người lao động.
Tiền lương nhân viên tại công ty phụ thuộc vào tính chất công việc và trìnhđộ chuyên môn của người lao động. Người giữ trọng trách lớn, chuyên môn cao và đóng góp nhiều và hiệu quả kinh doanh của công ty thìđược trả lương cao và ngược lại.
Hiện công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với tất cả cán bộ nhân viên trong công ty.
Hình thức trả lương theo thời gian: Là việc tính trả lương cho nhân viên theo thời gian làm việc, tiền lương làm việc của nhân viên được quyết định dựa trên mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian làm việc ít hay nhiều.
Hàng tháng công ty chi trả lương một lần cho nhân viên vào ngày đầu tháng kế tiếp.
Hình thức trả lương này được tính như sau:
• Lương cơ bản = [lương + phụ cấp (nếu có)]/ ngày công chuẩn của tháng × số ngày làm việc thực tế.
Trong đó: Ngày công chuẩn của tháng là ngày làm việc trong tháng, không bao gồm các ngày nghỉ.
• Tiền lương thực chi = lương cơ bản – khoản thu/chi của công ty
• Tiền lương nhân viên được nhận = tiền lương thực chi – các khoản khấu trừ
Với hình thức trả lương này nhân viên tại công ty sẽ không phải lo lắng về mức thu nhập của mình trong mỗi tháng, bởi vì sốtiền trừ cho mỗi ngày công không lương là cố định, nghỉ bao nhiêu ngày thì họ bị trừ bấy nhiêu tiền.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc H oàn
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp thanh toán lương tháng 12 năm 2016 ĐVT: Triệuđồng STT BỘPHẬN SỐ LAO ĐỘNG LƯƠNG CƠ BẢN Mức lương đóng BHXH, BHYT LƯƠNG CỐ ĐỊNH TIỀN LƯƠNG THỰC CHI CÁC KHOẢN KHẤU TRỪ TIỀN LƯƠNG ĐƯỢC NHẬN BHXH, YT, TN (10,5%LCB) Phí Công đoàn (2% CPDN) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(4)*(10,5%) (8)=(4)*(0%) (9)=(6)-(7)-(8) 1 Kế toán tài chính 12 66,70 66,70 66,70 7,0 0 59,70 2 Lễ tân 10 55,60 55,60 52,85 5,84 0 47,02 3 Buồng phòng 42 124,50 124,50 124,13 13,07 0 111,06 4 Nhà hàng 33 92,60 92,60 88,92 9,72 0 79,20 5 Bếp 18 58,80 58,80 54,72 6,17 0 48,55 6 Bảo trì 12 44,40 44,40 43,29 4,66 0 38,63 7 Cứu hộ8 26,40 26,40 26,40 2,77 0 23,63 8 Bảo vệ12 41,00 41,00 41,00 4,31 0 36,70 TỔNG CỘNG 150 510,00 510,00 498,02 53,55 0 444,47
(Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch)
Khóa luận tốt
nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyoàn ễn Khắc H
SVTH: Trần Thị Tuyết N hung 60
2.2.1.2. Thực trạng đãi ngộ qua tiền thưởng
Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người laođộng căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Tại công ty TNHH du lịch Lăng Cô không áp dụng chính sách đãi ngộ tiền thưởng theo tháng. Công ty sử dụng hình thức thưởng sau:
Cuối năm nhân viên được thưởng khoản tiền bằng một tháng lương gọi là lương tháng 13.
Thưởng thi đua: Căn cứ vào kết quả làm việc và xét chọn của các bộ phận công ty sẽ tặng thưởng cho các cá nhân, đơn vị đạt tiêu chuẩn một khoản tiền và bằng khen nhằm khích lệ nhân viên làm việc.
2.2.1.3. Thực trạng đãi ngộ qua phụ cấp
Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương.
Hiện nay công ty thực hiện 2 chính sách phụ cấp:
Phụ cấp trách nhiệm:Là khoản phụ cấp dành cho những công việc quan trọng, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao giúp công việc của công ty được hoàn thành xuất sắc và hiệu quả.
Công ty rà soát, đánh giá yếu tố trách nhiệm đối với công việc để xác định mức phụ cấp trách nhiệm và mức phụ cấp này được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng.
Phụ cấp trách nhiệm tại công ty gồm 3 mức:
- Mức 0,5 áp dụng cho giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng tại công ty. - Mức 0,3 áp dụng cho các trưởng phòng các bộ phận.
Khóa luận tốt
nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyoàn ễn Khắc H
SVTH: Trần Thị Tuyết N hung 56
- Mức 0,2 áp dụng cho các phó phòng các bộ phận.
Mức phụ cấp = hệ số phụ cấp × mức lương tối thiểu do nhà nước quy định Trong đó: Mức lương tối thiểu do nhà nước quy định là 1.210.000 đồng.
Phụ cấp theo thâm niên:Đây là khoản phụ cấp dành cho nhân viên của công ty làm việc lâu năm. Phụ cấp theo thâm niên được công ty thực hiện như sau:
Thời gian phục vụ Tỷ lệ phụ cấp
- Từ trên 3 năm đến 6 năm 5% lương cấp bậc - Từ trên 6 năm đến 9 năm 8% lương cấp bậc - Từ trên 9 năm đến 12 năm 11% lương cấp bậc
- Trên 12 năm 15% lương cấp bậc
Cách tính mức phụ cấp:
Mức phụ cấp = hệ số thâm niên × hệ số cấp bậc × mức lương tối thiếu do nhà nước quy định
Trong đó: Mức lương tối thiểu do nhà nước quy định là 1.210.000 đồng
2.2.1.4. Thực trạng đãi ngộ qua trợ cấp Bảo hiểm xã hội
Công ty thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên theo đúng quy định của pháp luật. Công ty đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho tất cả nhân viên biên chế chính thức và người lao động đã kí hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên.
Hàng tháng công ty nộp đủ 26% tiền BHXH cho nhà nước. Việc quyết toán nộp BHXH được công ty thực hiện theo đúng quy định của điều lệ BHXH. Dựa vào mức tiền lương, kế toán tính 26% trên tổng tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty trong đó: 8% trích từ tiền lương cơ bản của người lao động và 18% hạch toán vào chi phí kinh doanh của công ty để nộp cho BHXH.
Mỗi năm công ty trích từ BHXH để chi trả cho các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất của nhân viên.
Chế độ trợ cấp ốm đau
- Người lao động ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của bộ y tế.
- Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thời gian hưởng chế độ trợ cấp ốm đau:Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a,b,c khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần và được quy đinh như sau:
- Làm việc trong điều kiện bình thường thìđược hưởng 30 ngày nếu đóng BHXH dưới 15 năm.
- Làm việc trong điều kiện bình thường thìđược hưởng 40 ngày nếu đãđóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
- Làm việc trong điều kiện bình thường thìđược hưởng 60 ngày nếu đãđóng từ đủ 30 năm trở lên.
Thời gian hưởng chế độ trợ cấp khi con đau ốm: Thời gian hưởng chế độ trợ cấp khi con đauốm trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 3 tuổi tới dưới 7 tuổi.
Định mức hưởng chế độ ốm đau
Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật, mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định = (tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 ngày) × 75% × số ngày được hưởng chế độ đau ốm.
Trong đó: Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày = tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước
khi nghỉ việc × tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) × số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.
Trong đó:
Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điề trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính:
- Bằng 60% nếu người lao động đãđóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
- Bằng 55% nếu người lao động đãđóng BHXH từ đủ 15 nămđến dưới 30 năm. - Bằng 50% nếu người lao động đãđóng BHXH dưới 15 năm.
Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề. Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho những ngày này là:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày = (tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/ 24 ngày) × tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) × số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được quy định như trên.
- Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Dưỡng sức, hồi phục sức khỏe sau khi ốm đau
Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định mà sức khỏe con yếu thìđược nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày trong 1 năm.
Mức hưởng 1 ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung.
Chế độ trợ cấp thai sản
Đối tượng:Lao động nữ mang thai và sinh con.
- Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.
Mức hưởng chế độ thai sản
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục thìđược cộng dồn.
- Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Chế độ trợ cấp tử tuất
Đối tượng
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên đang đóng BHXH.
- Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH.
- Người đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng đã nghỉ việc.
Mức hưởng chế độ tử tuất:gồm tiền mai táng và tiền tuất. - Tiền mai táng bằng 10 tháng tiền lương tối thiểu chung.
- Tiền tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở, trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng bằng 70% mức lương cơ sở.
- Trợ cấp tuất một lần: mức hưởng trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang làm việc hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đãđóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH; mức thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng.
- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chế được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương
hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng.
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế được công ty đóng 100% cho cán bộ công nhân viên với mức 4,5% theo quy định của luật BHYT: Trong đó 3% được hoạch toán vào chi phí kinh doanh của công ty và 1,5% trích từ lương cơ bản của người lao để nộp cho BHYT.
Tại công ty, người lao động được hưởng các chế độ BHYT như: Cấp phát thuốc khiốm đau, tai nạn, được chi trả 80% chi phí khám chữa bệnh khi có xác nhận của cơ sở y tế.
Kinh phí công đoàn
Hằng năm theo quy định của nhà nước công ty trích 2% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho nhân viên để hình thành kinh phí côngđoàn và chi phí này được doanh nghiệp hoạch toán từ chi phí kinh doanh của công ty. Toàn bộ kinh phí công đoàn được trích 1% nộp lên cho cơ quan công đoàn cấp trên, 1% được giữ lại để chi trả cho các hoạt động đại hội công đoàn tại công ty, mua quà thăm hỏi khi nhân viên ốm đau,… nhằm chăm lo quyền lợi cho người lao động.
Các trợ cấp khác
Trợ cấp giáo dục: Hằng năm công ty trợ cấp 100% kinh phí cho một số cán bộ đi học tập và nâng cao trìnhđộ để kịp thời đáp ứng tình hình kinh doanh của công ty.
Trợ cấp đi lại: Đối với các cán bộ quản lí khi đi dự hội nghị, họp hay đi công tác sẽ có xe của công ty đưa đón.
Trợ cấp ăn uống: Nhân viên làm việc tại công ty được trợ cấp 2 bữa ăn trưa, tối nhằm đảm bảo cho quá trình làm việc của nhân viên.
Trợ cấp nhàở: Nhân viênở xa sẽ được công ty cung cấp phòngở miễn phí để thuận tiện cho công việc.
2.2.1.5. Thực trạng đãi ngộ qua phúc lợi
Phúc lợi là phần hỗ trợ thêm nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và tạo điều kiện thuận lợi để tái sản xuất sức lao động.
Nếu được hưởng một chế độ phúc lợi chính đáng sẽ giúp cho người lao động yên tâm làm việc và gắng bó với công ty lâu dài.
Hiện nay công ty đang áp dụng một số chính sách phúc lợi sau:
Chế độ hưu trí
Tại công ty TNHH du lịch Lăng Cô chế độ hưu trí được áp dụng như sau: Đối tượng hưởng chế độ hưu trí tại công ty:
- Người lao động là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thìđược hưởng lương hưu.
- Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và năm đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.
Mức hưởng trợ cấp lương hưu:
- Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tươngứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa là 75%.