2. Cơ sở thực tiễn
2.3.3: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA)
công ty TNHH du lịch Lăng Cô
Trước khi tiến hành rút trích các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH du lịch Lăng Cô em đã tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo với kết quả kiểm định hệ số cronbach’s alpha của tất cả các khái niệm nghiên cứu đều lớn hơn 0,6 và các biến hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 (Xem phụ lục 3: Kiểm định crobach’s alpha các thang đo).
Quá trình kiểm tra độ tin cậy, có một biến quan sát bị loại bỏ đó là biến phúc lợi, tiền thưởng 4: Do biến phúc lợi, tiền thưởng 4 có hệ sốcronbach’s alpha nếu mục đã xóa = 0,814 lớn hơn hệ sốcronbach’s alpha chung = 0,811 (Xem phụ lục 3, bảng 3.1.3). Còn lại tất cả các biến đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu mục đã xóa nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung.
Hệ số KMO là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn (giữa 0.5 và 1) có nghĩa là phân tích nhân tố thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig <0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể 12(Trọng & Ngọc, 2008).
Sau khi tiến hành xoay nhân tố, kết quả kiểm định KMO thu được:
Bảng 2.8: Kiểm định KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,627 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1262,202
Df 253
Sig. ,000
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)
Kết quả kiểm định KMO = 0,627 nằm trong khoản từ 0,5 – 1 cho thấy phân tích nhân tố thích hợp, kiểm định Bartlett có Sig < 0,05 nên các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Ta có thể kết luận rằng dữ liệu khảo sát đãđảm bảo các điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA và có thể sử dụng các kết quả đó. Kết quả phân tích EFA đã cho ra các nhân tố cơ bản của mô hình nghiên cứu, 5 nhân tố này giải thích được 61,060 % của biến động. Tất cả các hệ số tải của các nhân tố trong từng yếu tố đều lớn hơn 0.5. (Xem phụ lục 4: Kết quả phân tích nhân tố EFA, bảng 4.1.2)
Theo kết quả phân tích nhân tốEFA:
• Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion) nhằm xác định số nhân tố được trích từ thang đo. Các nhân tố kém quan trọng sẽ bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách xem xét giá trị Eigenvalue. Kết quả có 5 nhân tố có giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 được giữ lại trong mô hình phân tích.
• Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Phân tích nhân tố là thích hợp nếu tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%. (Theo Gerbing & Anderson (1988))
Dựa theo bảng Total Variance Explained thuộc phụ lục 3 “Kết quả phân tích nhân tố EFA, bảng 3.1.2”, tổng phương sai trích là 61,060% > 50%. Do đó, phân tích nhân tố là phù hợp.
Sau khi tiến hành xoay nhân tố, kết quả 5 nhân tố được xác định trong Bảng
Rotated Component Matrixathuộc phụ lục 4 “Kết quả phân tích nhân tố EFA, bảng 4.1.3” được mô tả như sau:
Nhóm nhân tố thứ nhất: Môi trường làm việc có giá trị Eigenvalue = 3,556 >1. Nhân tố này được diễn giải thông qua sự tác động của các tiêu chí:
Môi trường làm việc phù hợp với công việc của anh/chị.
Lãnhđạo tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân viên.
Doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể nhằm khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên.
Đồng nghiệp luôn hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với nhau trong công việc.
Anh/chị cảm thấy hài lòng với môi trường làm việc tại công ty.
Nhóm nhân tố thứ hai: Tiền lương có giá trị Eigenvalue = 3,118 >1. Nhân tố này được diễn giải thông qua sự tác động của các tiêu chí:
Tiền lương được quyết định dựa trên năng lực của anh/chị.
Công ty trả lương đúng hạn.
Mức lương tương xứng với kết quả làm việc.
Công ty có chế độ tăng lương hợp lí.
Anh/chị hài lòng với chế độ trả lương của công ty.
Nhóm nhân tố thứ ba: Phúc lợi, tiền thưởng có giá trị Eigenvalue = 2,887 >1.Được thể hiện qua các tiêu chí:
Mức tiền thưởng xứng đáng với sự đóng góp của anh/chị tại công ty.
Công ty thường xuyên tặng quà, tiền thưởng cho nhân viên vào dịp lễ, tết.
Công ty thực hiện việc cho nhân viên nghỉ phép, nghỉ bệnh theo chế độ.
Anh/chị hài lòng với chế độ phúc lợi và tiền thưởng tại công ty.
Nhóm nhân tố thứ tư: Phụ cấp, trợ cấp có giá trị Eigenvalue = 2,500 >1. Được thể hiện qua các tiêu chí:
Công ty có các mức phụ cấp khác nhau phù hợp với đặc điểm công việc của anh/chị.
Công ty luôn thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm (y tế, xã hội) cho nhân viên.
Công ty trợ cấp một phần chi phí cho nhân viên học tập và đào tạo hàng năm.
Anh/chị được công ty trợ cấp kinh phí ăn uống khi làm việc.
Anh/chị hài lòng với chế độ phụ cấp, trợ cấp của công ty.
Nhóm nhân tố thứ năm: công việc có giá trị Eigenvalue = 1,983 >1. Được thể hiện qua các tiêu chí:
Công việc phù hợp với khả năng và năng lực của anh/chị.
Vị trí làm việc tương xứng với nhu cầu và mong muốn của anh/chị.
Cơ chế đánh giá kết quả hoàn thành công việc của anh/ chị tại doanh nghiệp là công bằng, chính xác.
Anh/chị hài lòng với công việc hiện tại ở công ty.
2.3.3.2: Rút trích nhân tố đánh giá chung về chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH du lịch Lăng Cô
Trước khi tiến hành phân tích nhân tố đánh giá chung về chính sách đãi ngộnhân sự tại công ty TNHH du lịch Lăng Cô, em tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Kết quả kiểm định hệ số crobach’s alpha = 0,892 >0,6, các biến có tương quan biến tổng đều < 0,3 và các biến Cronbach’s Alpha nếu mục đã xóađều nhỏ hơn biến Cronbach’s Alpha chung.
Bảng 2.9: Thống kê độ tin cậy
Cronbach's Alpha N của mục
,892 3
Mục – Tổng số thống kê
Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu mục đã xóa
Đánh giá chung 1 ,815 ,823
Đánh giá chung 2 ,813 ,825
Đánh giá chung 3 ,740 ,888
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)
Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá đối với các chỉ tiêu đo lường đánh giá chung về chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH du lịch Lăng Cô, kết quả nghiên cứu cho thấy Eigenvalues = 2,469 thỏa mãnđiều kiện lớn hơn 1 và tổng phương sai rút trích là 82,300% > 50% đã cho thấy các điều kiện của phân tích nhân tố là phù hợp đối với biến quan sát.
Bảng 2.10: Kết quả phân tích nhân tố đánh giá chung của nhân viên
Biến Quan Sát Component
TM1 0,921
TM2 0,920
TM3 0,879
Eigenvalues = 2,469
Phương sai trích: 82,300%
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)
Ngoài ra, kết quả kiểm định Kaiser – Meyer – Olkin cho ta hệ số KMO = 0.736 >0,5 và kết quả kiểm định Bartlett’s – test cũng cho thấy Sig < 0.05 với mức ý nghĩa 5% đã bác bỏ giả thuyết các biến không tương quan với nhau nên việc phân tích nhân tố là phù hợp.
2.3.4: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của nhân viên đối với chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH du lịch Lăng Cô