Kiểmđịnh độ tin cậy thang đo

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH LĂNG CÔ (LANGCO BEACH RESORT) (Trang 88 - 89)

2. Cơ sở thực tiễn

2.3.2. Kiểmđịnh độ tin cậy thang đo

Để đánh giá độ tin cậy của 5 nhóm nhân tốnghiên cứu ta tiến hành kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha cho từng nhóm.

Hệ số α của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục câu hỏi trong thang đo tương quan với nhau 11 (Hoàng Trong & Mộng Ngọc, 2005, tr.251).

Phương pháp này dùng để loại các biến không phù hợp, hạn chếcác biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha. Do đó những biến có hệ số tương quan tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Theo quyước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt phải có hệ số Cronbach alpha lớn hơn hoặc bằng 0,8, thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Ngoài ra các hệ số Cronbach’s Alpha nếu mục đã xóa phải nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung.

Bảng 2.6: Hệ số Cronbach Alpha của các nhóm biến quan sát về chính sách đãi ng nhân sự

Nhóm biến Hệ số Cronbach's Alpha Số lượng biến

Tiền lương ,818 5

Phụ cấp, trợ cấp ,727 5

Phúc lợi, tiền thưởng ,814 4

Công việc ,787 4

Môi trường làm việc ,833 5

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS )

Bảng 2.7: Hệ số Cronbach Alpha của nhóm biến quan sát về sự thỏa mãn

Nhóm biến Hệ số Cronbach's Alpha Số lượng biến

Đánh giá chung ,892 3

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS )

11 Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc,Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ kiệu nghiên cứu với phần mềm spss, NXB Thống kê TPHCM.

Hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các nhân tố đều lớn hơn 0.7 Đặc biệt, các nhân tố “Tiền lương” , “Phúc lợi, tiền thưởng”, “Môi trường làm việc”, “Đánh giá chung”đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8, điều này dễ hiểu vìđây đều là những nhân tố có số lượng biến nhiều và trong mỗi nhóm biến thì hệsố tương quan tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Điều này khẳng định thang đo các nhân tố từ các biến quan sát là phù hợp và đáng tin cậy. Vậy ta có thể sử dụng các nhóm biến này trong các phân tích tiếp theo.

2.3.3: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) 2.3.3.1: Rút trích các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đãi ngộ nhân sự tại

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH LĂNG CÔ (LANGCO BEACH RESORT) (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w