Phân loại khu kinh tế

Một phần của tài liệu Ưu-đãi-đầu-tư-đối-với-đầu-tư-trực-tiếp-nước-ngoài-theo-pháp-luật-đầu-tư-Việt-Nam-từ-thực-tiễn-các-Khu-kinh-tế-ven-biển-vùng-kinh-tế-trọng-điểm-Miền-trung (Trang 26 - 28)

- Phân loại theo quan điểm của Michael Porter về giai đoạn khác nhau của sự phát triển cạnh tranh quốc gia, gồm: động lực dựa vào yếu tố cơ bản, động lực đầu tư, động lực đổi mới, và động lực thịnh vượng. Theo đó, hình thái khu kinh tế trải qua 04 giai đoạn phát triển kinh tế như sau: khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế đặc biệt (SEZ), khu công nghiệp sinh thái (EIP), khu công nghệ (TP), và khu độ thị đổi mới, sáng tạo (ID).

Hình 2.1. Khu kinh tế và các giai đoạn phát triển kinh tế (Porter)

Khu công nghiệp (UNIDO, 1997) định nghĩa : là "một khu đất được phát triển và được chia thành các lô đất theo một qui hoạch toàn diện mà trong đó được cung cấp hạ tầng cơ sở về đường xá, giao thông và các tiện ích công cộng có hoặc không có các nhà xưởng xây sẵn, đôi khi có các phương tiện chung và đôi khi không có, cho việc sử dụng của một nhóm các nhà tư bản công nghiệp"

Khu kinh tế đặc biệt (SEZ): là một thuật ngữ chung bao gồm các khu thương mại tự do (FTZs), khu chế xuất (EPZs), khu cảng tự do (FPs). SEZ là một khu vực được chỉ định, trong đó các luật thương mại như thuế quan, hạn ngạch hoặc thuế khác với phần còn lại của đất nước.

Khu công nghiệp sinh thái (EIP): Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (USEPA) định nghĩa EIP là "một cộng đồng doanh nghiệp sản xuất và cung ứng dịch vụ muốn đạt được hiệu quả kinh tế và môi trường tốt hơn bằng cách cộng tác trong việc quản lý các vấn đề môi trường và tái sử dụng vật liệu, bao gồm năng lượng, nước và nguyên liệu. Bằng cách làm việc với nhau, cộng đồng doanh nghiệp tìm kiếm lợi ích tập thể lớn hơn tổng lợi ích cá nhân, mỗi công ty sẽ nhận ra nếu nó tối ưu hóa hiệu suất cá nhân của mình "(như trích dẫn ở Tudor, Adam & Bates, 2007).

Khu Công nghệ (TP): Hiệp hội các Khu công nghệ Quốc tế (IASP) định nghĩa một khu công nghệ là "một tổ chức được quản lý bởi các chuyên gia chuyên sâu, có mục đích chính là tăng sự thịnh vượng của cộng đồng bằng cách thúc đẩy văn hoá đổi mới và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp liên quan và các tổ chức dựa trên tri thức. Để đạt được các mục tiêu này, một công viên khoa học sẽ kích thích và quản lý dòng chảy kiến thức và công nghệ giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu, các công ty và thị trường; Nó tạo điều kiện cho việc tạo ra và tăng trưởng của các công ty dựa trên sự đổi mới thông qua quá trình ươm (incubation) và kết quả phụ hoặc kết quả ngẫu nhiên của một dự án lớn hơn, thông thường là các dự án quốc phòng chuyển sang mục đích dân sự, thương mại (spin-off); và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng khác cùng với không gian và tiện nghi chất lượng cao "

Quận đổi mới, sáng tạo (Innovation District-ID): các quận đổi mới sáng tạo là các khu công nghệ đô thị. Trong mô hình kiến thức sâu rộng, các khu đô thị thích hợp hơn cho việc thúc đẩy các đổi mới so với các khu công nghệ cao ở ngoại ô. Các quận đổi mới sáng tạo dựa trên mô hình 22 @ Barcelona có thể được định nghĩa là "các hệ sinh thái đổi mới toàn diện được thiết kế xung quanh bốn lớp và đa chiều, gồm : quy hoạch đô thị, năng suất, hợp tác và sáng tạo, tất cả đều được phối hợp dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ với mục tiêu đẩy mạnh quá trình đổi mới và tăng cường khả năng cạnh tranh của các địa điểm "(Morisson, 2014). [61, tr.12,13]

- Phân loại KKT theo tính chất ngành nghề: gồm 3 loại

+ KKT chuyên ngành: được hình thành từ các xí nghiệp công nghiệp cùng một ngành hoặc một số ít ngành công nghiệp khác nhau nhưng cùng sản xuất ra một số loại sản phẩm, chủ yếu hình thành từ các ngành chủ đạo như hoá chất-hoá dầu, điện tử-tin học, vật liệu xây dựng, chế tạo và lắp ráp cơ khí (gang thép Thái Nguyên, hoá chất Việt trì, lọc hóa dầu Dung Quất).

+ KKT đa ngành: là KKT có đầy đủ các yếu tố đa ngành, trong đó chia ra các khu chuyên ngành, khu có yêu cầu công nghệ cao, khu đô thị, khu hành chính, khu du lịch có tổ chức dịch vụ như vui chơi, giải trí; dịch vụ y tế, giáo dục đào tạo… đảm bảo đời sống của người dân trong KKT.

+ KKT sinh thái: là mô hình mang tính cộng sinh công nghiệp. Các ngành công nghiệp được lựa chọn sao cho các nhà máy có mối liên hệ với nhau, hỗ trợ và tương tác với nhau tạo nên môi trường sạch và bền vững. Với mô hình này thì phế liệu của nhà máy này có thể làm nguyên liệu cho nhà máy kia, hoặc sản phẩm của nhà máy này sẽ là nguyên liệu, vật tư của nhà máy kia.

- Phân loại theo quy mô diện tích: phân làm các loại KKT nhỏ, trung bình, lớn và rất lớn. Theo tiêu chí này phụ thuộc quan điểm của từng nước về kích cỡ KKT, chủ yếu để nhằm phân biệt xếp hạng KKT.

Một phần của tài liệu Ưu-đãi-đầu-tư-đối-với-đầu-tư-trực-tiếp-nước-ngoài-theo-pháp-luật-đầu-tư-Việt-Nam-từ-thực-tiễn-các-Khu-kinh-tế-ven-biển-vùng-kinh-tế-trọng-điểm-Miền-trung (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w