Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư

Một phần của tài liệu Ưu-đãi-đầu-tư-đối-với-đầu-tư-trực-tiếp-nước-ngoài-theo-pháp-luật-đầu-tư-Việt-Nam-từ-thực-tiễn-các-Khu-kinh-tế-ven-biển-vùng-kinh-tế-trọng-điểm-Miền-trung (Trang 47 - 50)

2.2.1.1. Các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư 2014 có sự thay đổi rất lớn về quan điểm và nhận thức so với Luật Đầu tư 2005. Theo Điều 32, Luật Đầu tư 2005 thì Đối tượng ưu đãi đầu tư là

“Nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư”. Như vậy đối tượng được hiểu là nhà đầu tư, điều này có thể dẫn đến một số cách hiểu khác nhau có thể nhầm lẫn về đối tượng.

Thứ nhất, nếu qui định là nhà đầu tư thì có thể dẫn đến có sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, về nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư như phân tích tại chương 1 thì về cơ bản áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia, nghĩa là không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một sự tiến bộ trong nhận thức cũng như tuân thủ các cam kết mà Việt Nam là thành viên của các hiệp định bảo hộ và khuyến khích đầu tư, hiệp định thương mại đầu tư song phương và đa phương.

Thứ hai, nếu đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư là nhà đầu tư thì dễ xảy ra tình trạng khó xác định về ưu đãi đầu tư, dễ gây nhầm lẫn đối với nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư trên nhiều lĩnh vực, địa bàn khác nhau. Theo quan điểm của Luật Đầu tư 2014 thì đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư là dự án đầu tư thay cho quan điểm trước đây là nhà đầu tư. Do vậy, tùy theo mỗi điều kiện khác nhau mà mỗi dự án sẽ được hưởng ưu đãi đầu tư theo điều kiện đó chứ không phải áp dụng nhà đầu tư là chủ dự án đầu tư nói trên.

(Nghiên cứu đề xuất đối tượng là thu nhập vì nếu dự án tổng hợp có thu nhập được hưởng nhưng có thu nhập ko đc hưởng ưu đãi)

Pháp luật đầu tư 2005 bắt buộc thành lập tổ chức kinh tế mới từ việc thành lập dự án đầu tư, điều này dẫn đến việc nhà đầu tư thành lập quá nhiều tổ chức kinh tế để quản lý các dự án mà họ đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là một trong những trở ngại về công tác quản lý doanh nghiệp cho nhà đầu tư cũng như gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trong khi đó, Luật Đầu tư 2014 đã cởi trói cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bằng qui định tại khoản 3 điều 23 như sau: “ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.”

Theo khoản 2, điều 15, Luật Đầu tư 2014 thì đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư được qui định cụ thể như sau:

a- Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này;

b- Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này;

c- Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận

đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư;

d- Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên;

đ- Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ.

Ưu đãi đầu tư đối với các đối tượng quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này không áp dụng đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản; sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ sản xuất ô tô.

2.2.1.2. Quy định của pháp luật về đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư

* Một số điểm khác biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư

Thực tế cho thấy, giữa nhà ĐTTN và nhà ĐTNN còn có sự khác nhau về thủ tục và điều kiện gia nhập thị trường, về phạm vi ngành nghề tự do kinh doanh, về quyền kinh doanh, về cách thức quản lý nhà nước và một số nội dung khác, cụ thể:

Về thủ tục và điều kiện gia nhập thị trường: Khác với các nhà ĐTTN, luật đầu tư hiện hành yêu cầu nhà ĐTNN lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư; đối với việc thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, thì tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

- Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

Về phạm vi và ngành nghề tự do kinh doanh: nhà ĐTNN chịu một số hạn chế về lĩnh vực, ngành nghề thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà ĐTNN, như : ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, viễn thông và một số dịch vụ liên quan khác được quy định hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp nhà ĐTNN có dự án đầu tư hoặc thực hiện giao dịch mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam cần phải tuân thủ theo các điều kiện áp dụng với nhà ĐTNN được quy định tại các văn bản chuyên ngành, trong đó có việc phải tuân thủ quy định về giới hạn tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam. Trường hợp các nhà ĐTNN mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam vượt quá tỷ lệ cho phép, phần giao dịch vượt quá sẽ vô hiệu

do vi phạm pháp luật, do vậy bị áp dụng quy định về giao dịch dân sự vô hiệu tại Điều 128, Bộ luật Dân sự và bị cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký.

Về quyền kinh doanh: Dù chính sách có sự đổi mới, tuy nhiên vẫn còn có một số trường hợp sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Theo Điều 11 của Luật Kinh doanh BĐS, nhà đầu tư nước ngoài không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức tách đất thành các lô đất để bán, trong khi nhà đầu tư BĐS trong nước lại được phép thực hiện như vậy. Ngoài ra, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép thu tối đa 50% giá trị hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng thuê mua BĐS được hình thành trong tương lai, trong khi tỷ lệ áp dụng dành cho nhà đầu tư BĐS Việt Nam là 70%.

Một phần của tài liệu Ưu-đãi-đầu-tư-đối-với-đầu-tư-trực-tiếp-nước-ngoài-theo-pháp-luật-đầu-tư-Việt-Nam-từ-thực-tiễn-các-Khu-kinh-tế-ven-biển-vùng-kinh-tế-trọng-điểm-Miền-trung (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w