Mục đích và vai trò điều chỉnh pháp luật về khu kinh tế ven biển, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Một phần của tài liệu Ưu-đãi-đầu-tư-đối-với-đầu-tư-trực-tiếp-nước-ngoài-theo-pháp-luật-đầu-tư-Việt-Nam-từ-thực-tiễn-các-Khu-kinh-tế-ven-biển-vùng-kinh-tế-trọng-điểm-Miền-trung (Trang 46 - 47)

kinh tế trọng điểm miền Trung

Việc hình thành các KKT ven biển là một đòi hỏi tất yếu không chỉ đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng nói chung mà xét về khía

cạnh pháp lý, đặc biệt là quản lý nhà nước, các quy định pháp luật về khu kinh tế còn giữ vai trò quan trọng, cụ thể:

Thứ nhất, góp phần tạo lập, thử nghiệm cơ chế đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội, cải cách thủ tục hành chính:

Các quy định pháp luật về khu kinh tế ven biển là cơ sở để thiết lập và phát triển một khu vực kinh tế đặc thù. KKT ven biển là mô hình phát triển có tính đột phá cho phát triển kinh tế vùng, hỗ trợ những vùng, lãnh thổ có điều kiện thuận lợi khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế và chính trị để phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế; huy động tối đa nguồn nội lực, tìm kiếm và áp dụng những thể chế và chính sách kinh tế mới để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững an ninh, quốc phòng. Tại các KKT, Nhà nước có thể áp dụng đồng bộ một cơ chế quản lý hành chính đơn giản, thuận tiện, hiệu quả phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động đặc thù của KKT.

Thứ hai, góp phần tạo ra sự liên kết giữa các doanh nghiệp:

KKT không chỉ là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thường được xây dựng theo chiều dọc mà là một khu vực đa chức năng, mang tính liên ngành, kết nối hỗ trợ cao. Mô hình liên kết như vậy giúp các doanh nghiệp dễ dàng giải quyết đầu vào và tạo sự kết nối chặt chẽ, thuận lợi giữa các doanh nghiệp với nhau. Trên thực tế, nhiều khu kinh tế là tập hợp của một chuỗi liên hoàn các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp dịch vụ để làm ra ra một sản phẩm nhất định. Chuỗi doanh nghiệp này sẽ bao gồm một doanh nghiệp sản xuất chính và các doanh nghiệp vệ tinh (chuyên sản xuất linh kiện và các thiết bị phụ tùng cho sản phẩm chính).

Thứ ba, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, môi trường: Xây dựng các KKT đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề một cách đồng bộ như: quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu, sử dụng đất đai có hiệu quả, bảo vệ môi trường, đào tạo và tuyển dụng lao động, đảm bảo an ninh trật tự, cung cấp các dịch vụ, tổ chức đời sống văn hoá – xã hội, giáo dục, tác động đô thị hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn… giải quyết tốt các mối quan hệ trên chính là tạo sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Ưu-đãi-đầu-tư-đối-với-đầu-tư-trực-tiếp-nước-ngoài-theo-pháp-luật-đầu-tư-Việt-Nam-từ-thực-tiễn-các-Khu-kinh-tế-ven-biển-vùng-kinh-tế-trọng-điểm-Miền-trung (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w