2.2.5.1. Thủ tục cấp ưu đãi đầu tư
Thủ tục cấp ưu đãi đầu tư thường được gắn liền với thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc nhà đầu tư tự xác nhận ưu đãi đầu tư với các cơ quan có liên quan đối với trường hợp dự án không được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và được tiến hành ngay trong giai đoạn bắt đầu triển khai dự án.
Theo qui định của Luật Đầu tư 2014, thủ tục cấp phép dự án đầu tư được chia làm 02 giai đoạn, gồm: thủ tục quyết định chủ trương đầu tư và thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Một số trường hợp không cần cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tuy nhiên, đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (khoản 1, điều 36, luật đầu tư 2014)
* Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư được phân ra 03 loại dự án :
Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội (điều 30, luật đầu tư 2014)
Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội theo pháp luật về đầu tư công, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư như: Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, dự án sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên; dự án có yêu cầu phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định và một số dự án khác theo qui định.
Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ (Điều 31.) Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo pháp luật về đầu tư công và các dự án quy định tại Điều 30 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:
- Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
+ Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không; + Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;
+ Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí;
+ Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino; + Sản xuất thuốc lá điếu;
+ Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế;
+ Xây dựng và kinh doanh sân gôn;
- Dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên;
- Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài;
- Dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Điều 32)
- Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo pháp luật về đầu tư công và các dự án quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:
+ Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
+ Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt không phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.
* Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: - Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23, gồm
+ Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
* Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Căn cứ theo điều 39 Luật đầu tư 2014, Giấy chứng nhận bao gồm các nội dung sau: (Mã số dự án đầu tư, tên, địa chỉ của nhà đầu tư, tên dự án đầu tư, địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng, mục tiêu, quy mô dự án đầu tư, vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn, thời hạn hoạt động của dự án, tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có) và các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).
Như vậy, tất cả các dự án của nhà đầu tư nước ngoài vào KKT đều được Ban Quản lý KKT cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong đó chỉ ghi các ưu đãi đầu tư, căn cứ và điều kiện áp dụng (nếu có) mà không ghi rõ từng loại ưu đãi, mức ưu đãi như các qui định theo luật đầu tư trước đây. Theo luật đầu tư 2005, thì Giấy chứng nhận đầu tư phải ghi rõ các nội dung ưu đãi, gồm: (Mức thuế suất và miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu, miễn, giảm tiền thuê, thuế sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, và các căn cứ pháp lý) (Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH của Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Như vậy, quy định về thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư của pháp Luật đầu tư hiện hành đã tăng thêm quyền chủ động của các Nhà đầu tư trong việc tiếp cận các ưu đãi cũng như góp phần đơn giản hoá thủ tục hành chính trong việc cấp ưu đãi đầu tư, tích kiệm thời gian và chi phí cho nhà nước và doanh nghiệp.
Điểm cần xem xét là các doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi xác định mình có đủ điều kiện để hưởng ưu đãi hay không. Mặt khác, việc Nhà nước “tự xác định các ưu đãi” sẽ làm cho nhà đầu tư bị động và sẽ không đảm bảo quyền lợi cho họ khi dự án có sự điều chỉnh hoặc thay đổi. Trên thực tế, việc ghi nhận ưu đãi đầu tư vào giấy chứng nhận đầu tư cũng tồn tại bất cập vì trong quá trình triển khai dự án thường có nhiều thay đổi điều chỉnh từ phía nhà đầu tư điều này dẫn đến trường hợp nhà đầu tư phải thường xuyên làm thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2.2.5.2. Thủ tục điều chỉnh, bổ sung ưu đãi đầu tư :
Căn cứ theo khoản 4, điều 17, nghị định 118, thủ tục điều chỉnh ưu đãi đầu tư được thực hiện như sau:
- Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng điều kiện để được hưởng thêm ưu đãi đầu tư thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư đó cho thời gian ưu đãi còn lại;
ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư khác thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi theo điều kiện đó;
- Trường hợp dự án đầu tư có thời gian không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư thì nhà đầu tư không được hưởng ưu đãi đầu tư cho thời gian không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư.
Như vậy, việc rút ưu đãi đầu tư cần có sự rà soát thường xuyên và phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện ưu đãi đầu tư và cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Trong khi, việc đề nghị điều chỉnh bổ sung ưu đãi đầu tư là quyền của nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể đề nghị điều chỉnh bổ sung ưu đãi đầu tư hoặc không. Cả hai vấn đề trên đều không có bất kỳ cơ chế cưỡng chế nào cả. Như đã nói ở trên, trong quá trình triển khai một dự án, việc điều chỉnh dự án khác biệt so với đề án đầu tư ban đầu là phổ biến, mà mỗi lần điều chỉnh dự án nhà đầu tư lại phải đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư do vậy nguy cơ các nhà đầu tư bỏ qua thủ tục đăng ký là rất lớn. Việc này dễ dẫn đến nguy cơ buông lỏng quản lý từ phía cơ quan nhà nước hoặc thói quen không thực hiện đúng pháp luật của một số nhà đầu tư, ảnh hưởng tiêu cực đến nguyên tắc pháp chế.