MIỀN TRUNG
MIỀN TRUNG
3.1.1. Yêu cầu điều chỉnh của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các đầu tư trựctiếp nước ngoài trong khu kinh tế ven biển, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tiếp nước ngoài trong khu kinh tế ven biển, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khoá X về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 của Đảng ta chỉ rõ: Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại tạo ra tốc độ phát triển nhanh bền vững với hiệu quả, tốc độ cao; phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% GDP của cả nước, trong đó các KKT được xác định đóng vai trò động lực, chủ đạo. [8, tr.12]
Để đạt được mục tiêu trên, pháp luật về ưu đãi thu hút đầu tư vào KKT ven biển giữ vai trò quan trọng cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Các quy định về ưu đãi đầu tư phải được áp dụng thống nhất, các chế độ ưu đãi phải tạo ra động lực thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh và phải hợp lý, tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Bình đẳng trong kinh doanh cũng như trong môi trường pháp lý, phân biệt đối xử sẽ tạo thêm động lực cho doanh nghiệp, tăng cường cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả. Để có được môi trường pháp lý sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế, pháp luật hiện hành về ưu đãi đầu tư cần chú trọng các quy định về điều kiện và thủ tục hưởng ưu đãi đối với các nhà đầu tư. Cũng như các biện pháp thực thi của các cơ quan quản lý nhà nước.
- Các quy định về ưu đãi đầu tư cần tuân thủ các cam kết quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Do đặc điểm của hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều chế định pháp luật liên quan đến những lĩnh vực đầu tư ở các nước sẽ có xu hướng tương đồng với nhau. Do đó, cần tận dụng được những đặc điểm chung này để xây dựng được hệ thống pháp luật đầu tư hoàn chỉnh, vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập. Tuy nhiên, việc sử dụng kinh nghiệm xây dựng pháp luật quốc tế cần xem xét đến tính chất vĩ mô của mỗi lĩnh vực pháp luật, không phải mọi vấn đề liên quan đến đầu tư đều có thể áp dụng được biện pháp này.