Các vấn đề liên quan đến Kế hoạch tài chính và xây dựng Kế hoạch tài chính tại công ty

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tình hình tài chính Công ty Điện lực Hà Đông (Trang 72 - 75)

2016 2017 2018 Cuối năm 2017 so vớ

3.1.1. Các vấn đề liên quan đến Kế hoạch tài chính và xây dựng Kế hoạch tài chính tại công ty

NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ ĐÔNG

3.1. Dự báo tình hình tài chính tại Công ty Điện Lực Hà Đông năm 2020

3.1.1. Các vấn đề liên quan đến Kế hoạch tài chính và xây dựng Kế hoạch tàichính tại công ty chính tại công ty

“Lập kế hoạch tài chính được Ban lãnh đạo Công ty Điện lực Hà Đông coi là công việc rất quan trọng đối với một doanh nghiệp vì nó liên quan đến các mục tiêu tài chính đã xác lập cũng như cách thức sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu này. Ngoài ra, lập kế hoạch tài chính cũng là phần công việc tốn nhiều thời gian và nhân lực do cần đến sự tham gia của nhiều bộ phận tại Công ty Điện lực Hà Đông.

Các bước xây dựng kế hoạch tài chính tại Công ty Điện lực Hà Đông như sau:

Bước 1: Nghiên cứu tình hình thị trường

Kế hoạch tài chính là một phần của quản lý tài chính. Hoạt động này đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu trước khi bắt tay vào xây dựng. Nhà quản trị không nên bỏ sót bất kì một thông tin nào liên quan đến các vấn đề tài chính. Bộ phận Tài chính Kế hoạch của Công ty chuẩn bị và nghiên cứu mọi ngóc ngách của thị trường để không bị bỡ ngỡ trước những biến đổi và đưa ra quyết định sáng suốt.

Qua kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy: Năm 2018, nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao hơn so với kế hoạch 2,4 tỷ kWh, tại miền Bắc thiếu hụt nguồn cấp trầm trọng; trong khi đó, nguồn cấp khí đã bị suy giảm, vận hành không ổn định nên sản lượng khí cấp thấp hơn so với kế hoạch gần 450 triệu m3 (tương ứng 2,5 tỷ kWh); việc cấp than trong nước cũng không đáp ứng được nhu cầu sản xuất điện, đặc biệt trong 3 tháng cuối năm. Đồng thời lưu lượng nước về các hồ thủy điện cuối năm ít, đặc biệt các hồ thủy điện miền Trung. Do vậy, để đảm bảo cung cấp điện ổn định, EVN đã phải tăng huy động các nhà máy thủy điện, làm giảm mức nước dự trữ để cấp điện năm 2019, tương đương với 2,56 tỷ kWh.”

“Tình hình thiên tai, lũ lụt phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, cung cấp điện và gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống điện, ước thiệt hại gần 250 tỷ đồng.

Cùng với đó, chi phí đầu vào tăng cao như: giá than nhập khẩu, dầu, biến động tỷ giá... làm chi phí mua điện của Tập đoàn tăng 7.011 tỷ đồng và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối kỳ tăng trên 4.000 tỷ đồng; thu xếp vốn đầu tư các dự án điện gặp khó khăn, đặc biệt nguồn vốn ODA và vốn vay nước ngoài. (Nguồn: Tổng kết công tác năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019, Tập đoàn Điện lực Việt Nam). Điều này giải thích cho việc giá vốn hàng bán của công ty giai đoạn 2017-2018 tăng cao. Chính vì vậy, khi lập dự báo tài chính năm 2020, Công ty cần quan tâm đến chi phí giá vốn hàng bán và các chi phí khác phục vụ hoạt động kinh doanh. Đồng thời, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty dự báo cũng sẽ tăng nhanh do nhu cầu của người dân và các doanh nghiệp về điện ngày càng tăng.

Bước 2: Xác định nhu cầu tài chính doanh nghiệp

Một nhà quản trị khôn ngoan là người biết ưu tiên những mục tiêu quan trọng và quyết định những bước đi phù hợp.

Tại Công ty Điện lực Hà Đông, Phòng Tài chính Kế toán trước khi lập kế hoạch tài chính cần phải xác định những nhu cầu tài chính của Công ty bằng cách trả lời những câu hỏi như: Mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp là gì? Đầu tư bao nhiêu tiền? Đầu tư vào loại hình cổ phiếu, trái phiếu hay cả hai? Đầu tư trong dài hạn hay ngắn hạn? Khi đã xác định những nhu cầu tài chính cụ thể, nhà quản trị sẽ định hướng được những bước đi tiếp theo.”

Bước 3: Thu thập dữ liệu tài chính

“Sau khi đã xác định rõ nhu cầu tài chính, bước tiếp theo là Phòng Tài chính Kế toán lập ra một bảng kế hoạch tài chính để hiểu thêm về dòng tiền mặt dự định đầu tư và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp. Trong bước này, Phòng Tài chính Kế toán sẽ yêu cầu các Phòng Ban liên quan tại Công ty để phối hợp cung cấp các dữ liệu tài chính cần thiết như: Danh sách khách hàng tiềm năng, các dự án tiềm năng, thông tin từ các đối thủ cạnh tranh cùng ngành...”

Bước 4: Phát triển kế hoạch tài chính

“Việc phát triển kế hoạch tài chính phải bắt đầu từ việc Ban Tổng giám đốc Công ty Điện lực Hà Đông đưa ra những ý tưởng triển khai cho những vấn đề đã được xem

xét ở bước trước. Khâu phát triển bao gồm các mục: giải thích những ưu và nhược điểm của kế hoạch, hiểu biết về luật thuế và hệ thống tài chính, xem xét các vấn đề về sức khỏe và an toàn lao động.

Bước 5: Triển khai kế hoạch tài chính

Triển khai kế hoạch là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng. Ban Tổng giám đốc và Phòng Tài chính kế toán Công ty Điện lực Hà Đông mất khoảng 4-6 tháng để triển khai kế hoạch đã định. Trong giai đoạn này, các chi tiết phức tạp liên quan đến thuế, bảo hiểm, hay vấn đề nghỉ hưu,…cần được quan tâm nhiều nhất có thể và nếu được, nhà quản trị nên nhờ đến sự cố vấn của bộ phận pháp chế hay từ các luật sư bên ngoài để đưa ra những quyết định sáng suất nhất. Rất có thể ở khâu cuối của quá trình triển khai, kế hoạch tài chính sẽ nhận được nhiều lời đề nghị hợp tác nếu đó là một kế hoạch được xây dựng trên sự tỉ mỉ, chuyên nghiệp với nhiều ý tưởng tuyệt vời.”

Bước 6: Giám sát kế hoạch tài chính

“Trong khi triển khai, Ban Tổng giám đốc Công ty Điện lực Hà Đông sẽ theo dõi, giám sát từng bước của quá trình đó. Các bản đánh giá danh mục đầu tư, bản cập nhật bảo hiểm, bản lựa chọn đầu tư, thuế và các bản báo cáo về tình hình thị trường…là những tài liệu cần được theo dõi một cách cẩn thận nhằm dự đoán và tránh các rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, nhà quản trị cũng cần sử dụng tối đa khả năng của mình để thăm dò, quan sát và nắm bắt thật nhanh những thay đổi của thị trường, chủ động chuyển mình theo những thay đổi đó cho thật phù hợp.”

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tình hình tài chính Công ty Điện lực Hà Đông (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w