Giải pháp cho cấu trúc tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tình hình tài chính Công ty Điện lực Hà Đông (Trang 86 - 88)

III. Lưu chuyển tiền từ hoạtđộng tài chính 3 Tiền vay ngăn hạn, dài hạn nhận được

5)6 Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

3.3.1. Giải pháp cho cấu trúc tài chính

“- Việc tăng giảm thất thường của khoản tiền và tương đương tiền trong kỳ không phải là điều tốt, chứng tỏ công ty chưa có chính sách quản trị tiền mặt. Việc quản lý các khoản tiền và tương đương tiền chưa được tính toán và dự trữ hợp lý quỹ tiền mặt. Vì vậy, công ty cần:

+ Lập dự báo ngân quỹ và dự báo các khoản thu chi tiền một cách khoa học để có thể chủ động trong quá trình thanh toán trong kỳ.

+ Xác định được số dư tiền tối thiểu, áp dụng mô hình Miller- Orr vào quản trị tiền mặt. Mô hình này như sau:

Hai nhà khoa học Merton Miller và Daniel Orr đã phát triển mô hình tồn quỹ với giả định lưu chuyển tiền thuần biến động ngẫu nhiên, chênh lệch so với giá trị bình quân một đại lượng là phương sai thu chi ngân quỹ (kí hiệu Vb). Từ đó, tồn quỹ của doanh nghiệp không ổn định ở một mức M như trong mô hình Baumol, nó có thể dao động từ Mmin tới Mmax, là điểm giới hạn dưới và giới hạn trên. Tuy nhiên, trong khoảng cách đó, Miller và Orr vẫn đề xuất mức tồn quỹ tối ưu M*.”

Các kết quả trên được minh họa qua hình sau:

“Qua đó, công ty có thể dựa vào để đưa ra những quyết định tài trợ ngắn hạn khi cần tiền mặt và đầu tư để kiếm lãi suất khi dư thừa tiền mặt.

+ Xây dựng định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý, vừa đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ để giữ uy tín, vừa đảm bảo khả năng sinh lợi của số vốn tiền mặt nhàn rỗi.

- Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý:

Cơ cấu vốn được coi là hợp khi phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và đạt được mục tiêu tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn. Để đạt được cơ cấu vốn hợp lý thì Công ty cần xác định được nhu cầu về vốn tối thiểu cần thiết đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của Công ty được tiến hành thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn.

- Các biện pháp huy động vốn để tăng nguồn tài trợ:

+ Tận dụng tối đa các khoản nợ ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán như: Phải trả người lao động, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước chưa đến hạn và các hình thức

tín dụng thương mại bằng phương pháp mua chịu từ nhà cung cấp. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn này chỉ mang tính chất tạm thời và Công ty cần chú ý đến việc cân đối giữa nguồn vốn chiếm dụng được với các khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Ngoài các nguồn vốn ngắn hạn, Công ty cần quan tâm đến việc tìm nguồn tài trợ dài hạn khi mà mục tiêu của Công ty là mở rộng kinh doanh trong thời gian tới, không những là từ nguồn huy động từ cổ phiếu, vốn chủ sở hữu mà Công ty cần mạnh dạn chuyển sang các khoản vay dài hạn trong điều kiện cho phép.”

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tình hình tài chính Công ty Điện lực Hà Đông (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w