Giải pháp nâng cao hiệu quảhoạtđộng kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tình hình tài chính Công ty Điện lực Hà Đông (Trang 90 - 92)

III. Lưu chuyển tiền từ hoạtđộng tài chính 3 Tiền vay ngăn hạn, dài hạn nhận được

5)6 Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

3.3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quảhoạtđộng kinh doanh

- Đối với hiệu suất sử dụng tài sản:

“Tổ chức quản lý quá trình cung cấp điện thông suốt, nhịp nhàng hạn chế tối đa tình trạng hao phí điện năng trong quá trình truyền tải. Ví dụ như thời gian ngừng cấp điện do hỏng đường truyền, hỏng các thiết bị cấp phát. Khi quá trình này được thực hiện đồng bộ sẽ giúp Công ty tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất kết quả là tăng lợi nhuận. Để đạt được điều này, phòng cung ứng vật tư, phòng kỹ thuật, phòng truyền tải điện phải phối hợp một cách có hiệu quả trong lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa và kịp thời thay đổi về sản lượng tiêu thụ điện do sự thay đổi nhu cầu của khách hàng (ví dụ thay đổi mùa nóng và mùa lạnh, thay đổi của các công ty sản xuất,…).

- Đối với khả năng sinh lời:

Để tăng doanh thu, Công ty có thể thực hiện các biện pháp sau:

Cố gắng khai thác thị trường hơn nữa, đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng, áp dụng các hình thức ưu đãi như giảm giá cho các công trình có quy mô vừa và lớn.

Thực hiện tốt các dịch vụ hậu mãi với các khách hàng để củng cố mối quan hệ thêm bền lâu với công ty. Thực hiện chính sách linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng riêng biệt, đặc biệt là những khách hàng tiềm năng để tạo ấn tượng tốt ban đầu. Do hiện nay, ngành điện là một ngành được bảo hộ của Nhà nước nên các công tác này thực sự chưa được coi trọng. Tuy nhiên, cùng với tiến trình hội nhập, Nhà nước dần thay đổi các chính sách hỗ trợ ngành điện, tạo sự cạnh tranh hơn thì việc thay đổi cơ chế cung cấp điện là điều cần thiết để giúp công ty có thể tồn tại và phát triển vững chắc.

Không ngừng nâng cao trình độ nhân viên, tìm kiếm các nhà cung cấp có uy tín và các sản phẩm đầu vào có chất lượng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tối đa nhất.

- Đối với kiểm soát chi phí:

+ Đối với chi phí nguyên vật liệu: Lập kế hoạch dự trữ, thu mua vật liệu, phụ tùng thay thế đúng, đủ và kịp thời. Kèm theo là phải tìm kiếm nhà cung ứng vật tư có sản phẩm chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý. Yêu cầu nhà cung cấp đảm bảo thời gian giao hàng và chất lượng hàng cung ứng.

+ Đối với thành phẩm tồn kho: Năm 2017, 2018 cho thấy sự tăng đột biến hàng tồn kho của Công ty trong cơ cấu tài sản, điều này thấy được hoạt động sản xuất đang được đẩy mạnh. Tuy nhiên, việc tồn kho này làm cho Công ty tốn diện tích kho bãi, chất lượng của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,… có thể bị giảm sút do quá trình oxi hóa tự nhiên. Chính vì vậy, Công ty cần xây dựng chính sách tồn kho thành phẩm với định mức hợp lý, tránh ứ đọng vốn và cần đẩy mạnh hơn nữa chính sách bán hàng.

+ Đối với chi phí chung: giảm thiểu tối đa hoạt động không làm tăng giá trị như hoạt động chuyển nguyên liệu nên rút ngắn thời gian di chuyển này là một biện pháp giảm chi phí hiệu quả.

+ Đối với chi phí khấu hao tài sản cố định: cần khai thác tối đa năng lực sản xuất của máy móc thiết bị.

+ Quản lý chặt chẽ chi phí quản lý doanh nghiệp, giảm thiểu tối đa các khoản dự phòng mà phản ánh trong chi phí này, nếu có những khoản dự phòng này sẽ là những

nhân tố không tích cực cho báo cáo, cho thấy Công ty có hoạt động thu hồi công nợ là không tốt.

Trên cơ sở việc kiểm soát các chi phí chi tiết, Công ty cần tiến hành loại bỏ các chi phí bất hợp lý, cắt giảm chi phí tại bộ phận mà không mang lại hiệu quả, gây tăng chi phí, giảm lợi nhuận.

- Đối với chất lượng nhân lực:

Đối với những người quản lý doanh nghiệp cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý như tham gia các lớp học quản trị kinh doanh, các lớp tìm hiểu tâm lý người lao động.”

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tình hình tài chính Công ty Điện lực Hà Đông (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w