Giải pháp nâng cao tính thanh khoản cho tài sản của Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tình hình tài chính Công ty Điện lực Hà Đông (Trang 88 - 89)

III. Lưu chuyển tiền từ hoạtđộng tài chính 3 Tiền vay ngăn hạn, dài hạn nhận được

5)6 Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

3.3.2. Giải pháp nâng cao tính thanh khoản cho tài sản của Công ty

“Công ty Điện lực Hà Đông là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh điện nên hàng tồn kho đóng vai trò rất quan trọng trong tài sản ngắn hạn. Hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn, một phần do việc dự trữ số lượng lớn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động nâng cấp, mở rộng, sửa chữa truyền tải điện. Vì vậy trong giai đoạn nền kinh tế không ổn định như hiện nay công ty cần có đưa ra chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng hàng tồn kho ứ đọng, tối đa hóa lợi nhuận. Nếu công ty tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho thì có thể giảm bớt số vốn nằm trong kho không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo được kinh doanh như cũ, hoặc với số vốn như cũ nhưng Công ty mở rộng quy mô kinh doanh mà không cần phải tăng thêm vốn.

Chủ động xây dựng phương án mua hàng có chọn lọc ngay từ lúc mua vào, để tìm nguồn cung cấp hàng hóa nhằm làm cho việc sản xuất thuận lợi nhất, đáp ứng các yêu cầu chất lượng, số lượng và giá cả hợp lý. Muốn vậy, Công ty phải luôn cập nhật thông tin về những nhà cung cấp trên thị trường.

Tổ chức tốt công tác nhập khẩu, mua hàng, vận chuyển và dự trữ hàng hóa có cân nhắc, phù hợp với nhu cầu kinh doanh thực tế nhằm làm giảm số hàng tồn kho tối thiểu. Phát hiện kịp thời và xử lý ngay những ứ đọng quá lâu tránh tình trạng ứ đọng vốn.

Khoản phải thu phản ánh các nguồn vốn của công ty đang bị chiếm dụng do đó phải tích cực trong việc thu hồi các khoản này là cần thiết. Các khoản phải thu của

công ty có tình trạng tăng dần theo các năm. Vì vậy, công ty phải theo dõi thường xuyên các khoản nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ, thông báo cho khách hàng biết các khoản nợ sắp đến hạn. Khuyến khích khách hàng thanh toán sớm thông qua chính sách chiết khấu thanh toán. Cụ thể:

+ Công ty cần xây dựng quy trình quản lý và thu hồi công nợ, có sự phân loại khách hàng và áp dụng chiết khấu thanh toán và thời gian trả nợ khác nhau:”

“Đối với khách hàng doanh nghiệp sản xuất, công ty có thể áp dụng chiết khấu thanh toán và thời gian trả nợ có thể dãn dài hơn.

Đối với khách hàng doanh nghiệp khác, nếu thanh toán ngay sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán, tuy nhiên, nếu để cho khách hàng này nợ thì phải xem xét năng lực tài chính và uy tín của họ để quyết định có nên cho nợ hay không.

Đối với khách hàng là hộ gia đình, cần tạo phương thức thanh toán thuận tiện nhằm giảm chi phí thu tiền điện, đồng thời giúp khách hàng có thể đóng tiền điện đúng hạn.

+ Thực hiện theo dõi chi tiết các khoản phải thu, phân loại chi tiết các khoản nợ theo quy mô nợ và thời gian nợ. Thường xuyên cập nhật tình hình thanh toán và đối chiếu công nợ với khách hàng, đôn đốc thu hồi đối với nợ dây dưa, kéo dài.

+ Bên cạnh đó, việc cải tiến, nâng cấp đường truyền tải điện, giúp khách hàng được sử dụng dịch vụ tốt hơn, hài lòng hơn cũng góp phần khiến công ty thu hồi công nợ tốt hơn.

- Về các khoản tạm ứng cho thành viên hội đồng quản trị hay các cá nhân có liên quan khác, công ty nên giải thích minh bạch trong bản thuyết minh báo cáo tài chính. Đưa ra lý do khiến các khoản tạm ứng có sự biến động như vậy, trả lời những câu hỏi như số tiền tạm ứng đó được các cá nhân sử dụng vào mục đích gì, có đem lại nguồn lợi cho công ty hay không?... Để các nhà đầu tư, nhà cung cấp, nhà cho vay, người lao động trong doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý nhà nước có một cái nhìn rõ ràng nhất đối với báo cáo tài chính của công ty.”

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tình hình tài chính Công ty Điện lực Hà Đông (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w