6. Cấu trúc khóa luận
1.2.2. Khái quát mức sống dân cư tỉnh Quảng Ngãi
Tỉnh Quảng Ngãi được tái lập vào ngày 01 tháng 7 năm 1989 trên cơ sở tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Ngày mới tái lập tỉnh, Quảng Ngãi có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thị xã và 10 huyện. Đến nay, Quảng Ngãi có 14 huyện, thành phố, trong đó có 1 thành phố, 6 huyện đồng bằng ven biển, 6 huyện miền núi và 1 huyện đảo với diện tích tự nhiên 5.152,95 km2. Dân số trung bình của tỉnh năm 2013 là 1.236,25 nghìn người, mật độ dân số 240 người/km2. Quảng Ngãi là tỉnh ven biển nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua, có quốc lộ 24A nối Quảng Ngãi với Tây nguyên, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan; có bờ biển dài khoảng 130 km. Phía Bắc có Khu kinh tế Dung Quất, với trọng tâm là công nghiệp lọc hoá dầu, là động lực phát triển KT – XH hội của địa phương.
Mặc dù đời sống của người nông dân vẫn còn nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề thu nhập và mức sống. Tuy nhiên, xét ở nhiều mặt cho thấy, những năm gần đây đời sống vật chất, tinh thần người dân có nhiều cải thiện.
1.2.2.1. Thu nhập bình quân đầu người
Theo thời gian, TNBQĐN/tháng đều tăng tương đối nhanh, từ 432,9 nghìn đồng/người/tháng năm 2006 lên 1.676,9 đồng/người/tháng năm 2014, mức tăng gấp gần 4 lần. Theo không gian, thành thị có TNBQĐN/tháng cao hơn nông thôn, cao gấp 1,9 lần giai đoạn 2006 – 2014. Tuy nhiên so với cả nước thì TNBQĐN/tháng của tỉnh thấp hơn trung bình cả nước. Năm 2014 TNBĐN/tháng của cả nước là 2.052,0 nghìn đồng/người/tháng thấp hơn 376 nghìn đồng.
Bảng 1.5: TNBQĐN/tháng phân theo thành thị, nông thôn giai đoạn 2006 – 2014 [11] (Đơn vị: Nghìn đồng) Năm 2006 2010 2012 2014 Toàn tỉnh 432,9 909,2 1.300,5 1.676,9 Thành thị 711,5 1.494,2 2.030,4 2.762,8 Nông thôn 372,4 783,0 1.165,0 1.448,8 1.2.2.2. Tỉ lệ hộ nghèo
Kinh tế ngày càng phát triển kéo theo đời sống người dân ngày càng thay đổi, tỉ lệ người nghèo và hộ nghèo giảm đi. Tính từ năm 1993 đến nay, chuẩn nghèo nước ta đã có 6 lần thay đổi và hiện tại nước ta vừa ban hành chuẩn nghèo trong giai đoạn 2016 – 2020. Trong giai đoạn 2006 – 2014, sau 8 năm thì tỉ lệ hộ nhèo trên cả nước và các vùng đều giảm trong đó tỉnh Quảng Ngãi là địa phương có tỉ lệ hộ nghèo giảm mạnh.
Năm 2006 BS 11,5%. Tuy nhiên vẫn còn cao hơn so với mức trung bình chung của cả nước (7,0% năm 2015). Ở thành thị tỉ lệ hộ nghèo luôn thấp hơn ở nông thôn, tính đến năm 2014 tỉ lệ hộ nghèo tương ứng là 11,1% và 26,0% cao hơn 14,9%. Số tỉ lệ hộ nghèo chủ yếu tập trung ở các xã bãi ngang ven biển nơi mà điều kiện sống và sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn.
1.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu về y tế - chăm sóc sức khỏe
Kinh tế ngày càng phát triển, MSDC ngày càng được cải thiện nhờ đó tuổi thọ con người ngày càng tăng. Trong giai đoạn 2006 – 2015 tuổi thọ dân cư tỉnh Quảng Ngãi cũng tăng từ 70,4 tuổi năm 2006 tăng lên 73,6 tuổi năm 2015. Cao hơn mức TB của cả nước (73,2 tuổi). Điều này cho thấy các điều kiện về chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn, người dân có điều kiện tiếp xúc với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, cơ sở y tế và vấn đề chăm sóc sức khỏe ngày càng cải thiện…
Trong những năm qua mạng lưới y tế từng bước được củng cố và hoàn thiện, số giường bệnh trong các bệnh viện liên tục tăng lên. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ y tế mà quan trọng là các bác sĩ cũng tăng lên về số lượng và chất lượng.
Bảng 1.6: Một số chỉ tiêu y tế/1 vạn dân của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 – 2015 [11]
Các chỉ tiêu 2006 2010 2012 2014
Số bác sĩ/1 vạn dân (người) 3,62 4,5 4,9 5,6 Số y sĩ, y tá/1 vạn dân (người) 18,8 20,4 22,8 21,7 Số giường bệnh/1 vạn dân (giường) 19,6 23,0 2,70 29,3
Trong năm 2015 toàn tỉnh có 234 cơ sở y tế trong đó có 20 bệnh viện, 3 phòng khám khu vực, 183 trạm y tế với tổng số các bộ y tế khoảng 3391 người, vấn đề y tế - chăm sóc sức khỏe ngày càng đáp được nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.
1.2.2.4. Nhóm chỉ tiêu về giáo dục a. Tỉ lệ người lớn biết chữ
Tỉ lệ người lớn biết chữ của toàn tỉnh khá cao. Năm 2006 tỉ lệ người lớn biết chữ là 90,2 đến năm 2015 tăng lên 93,7% tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn mức trung bình cả nước (94,9%)
b. Tỉ lệ nhập học tổng hợp
Bảng 1.7: Tỉ lệ đi học chung và tỉ lệ đi học đúng tuổi ở các cấp học của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 – 2014 [9], [11]
Năm Tỉ lệ đi học chung Tỉ lệ đi học đúng tuổi
TH THCS THPT TH THCS THPT
2006 91,2 80,1 54,6 90,4 78,1 50,2
2010 95,9 83,1 59,6 94,4 81,0 53,7
2012 94,9 88,2 58,6 93,7 86,2 56,7
2014 97,2 89,6 78,5 98,5 96,3 75,5
Tính đến đầu năm học 2014 – 2015 cả tỉnh có hơn 210 nghìn HS đến trường, trong đó bao gồm: 98,7 nghìn HS tiểu học, 80 nghìn HS cấp THCS và 39, 3 nghìn HS cấp THPT. Có thể thấy ở tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2006 – 2014, tỉ lệ đi học chung ở tất cả các cấp học có xu hướng giảm, ngược lại tỉ lệ đi học đúng tuổi có xu hướng tăng lên.
Xu hướng này phản ánh được kết quả của quá trình phổ cập giáo dục trong những năm qua, đồng thời thể hiện được trình độ và ý thức của người dân khi cho con mình đi học.
c. Một số chỉ tiêu khác
Chất lượng giáo dục của tỉnh Quảng Ngãi ngày càng nâng cao điều này thể hiện qua một số tiêu chí như: Số HS THPT/1 GV các cấp giảm xuống, đây là xu hướng tốt vì số lượng giáo viên liên tục tăng để đáp ứng nhu cầu đào tạo, năm học 2006 -2007 HS/1GV là 22,2 HS/1GV, trong đó cấp THPT là 26,0 HS/ 1 GV đến năm 2014 -2015 con số tương ứng là 16,3 HS/1 GV 16,5HS/1 GV.
Tỉ lệ HS tốt nghiệp THPT của toàn tỉnh năm 2014 – 2015 là 90% so với năm 2006 – 2007 là 76% tăng 14%. Cùng với giáo dục, công tác đào tạo của tỉnh cũng ngày được chú trọng. Tính đến năm 2014 toàn tỉnh có 5 trường đại học, cao đẳng với tổng số sinh viên là 8.888 sinh viên so với năm 2006 là 3820 SV tăng 5068 SV chứng tỏ công tác giáo dục, đào tạo của tỉnh Quảng Ngãi được chú trọng đầu tư nhiều hơn.
1.2.2.5. Nhóm chỉ tiêu về vệ sinh môi trường
Trong những năm gần đây, mức sống của người dân trong tỉnh đã được cải thiện và nâng cao hơn, do đó các điều kiện sống về nhà ở, điện, nước sinh hoạt và VSMT được quan tâm nhiều hơn. Tính đến năm 2015 tỉ lệ hộ gia đình có nhà ở kiên cố của tỉnh đạt 74,7% cao nhất trong cả khu vực DHNTB và cao hơn mức trung bình chung của cả nước (50,5%).
Trong năm 2006, tỉ lệ hộ gia đình dùng điện sinh hoạt mới đạt 81,0% thì tới năm 2014 tỉ lệ này tăng lên 95,2% nhưng còn thấp hơn trung bình chung của cả nước (98,3%), thấp nhất trong khu vực DHNTB và có sự chênh lệch giữa các huyện đồng bằng với huyện miền núi.
Năm 2015 tỉ lệ hộ gia đình sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh của tỉnh Quảng Ngãi đạt 89,7% , thấp hơn trung bình chung của cả nước (93,0%) tuy nhiên có sự chênh lệch giữa nông thôn (87,8%) và thành thị (99,2%). Tỉ lệ hộ gia đình dùng hố xí hợp vệ sinh năm 2014 đạt 79,8% thấp hơn trung bình chung của cả nước (84%).
Bảng 1.8: So sánh một số chỉ tiêu mức sống dân cư tỉnh Quảng Ngãi với Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2015
Năm Chỉ tiêu Quảng
Ngãi Vùng DHNTB 1 TNBQĐN/người/tháng (nghìn đồng) 1.676,9 2.342 2 Tỉ lệ hộ nghèo (%) 11 7,2 3 Tuổi thọ trung bình 73,6 72,8 4 Số bác sĩ/1 vạn dân (người) 5,8 5,9 5 Số giường bệnh/ 1 vạn đân 29,3 32,9 6 Tỉ lệ người lớn biết chữ (%) 93,7 93,8 7 Tỉ lệ HS THPT/ tổng số HS (%) 17,9 19,0 8 Tỉ lệ hộ gia đình có nhà ở kiên cố (%) 74,7 49,9 9 Tỉ lệ hộ gia đình dùng nước hợp vệ sinh (%) 89,7 93,8 10 Tỉ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh (%) 79,8 89,0
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG MỨC SỐNG DÂN CƯ
HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2006 - 2014 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống dân cư Đức Phổ
2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Huyện Đức Phổ là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía nam tỉnh Quảng Ngãi, có tọa độ 1481’ vĩ độ Bắc và 10896’ kinh độ Đông. Phía bắc giáp huyện Mộ Đức; phía nam giáp huyện Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định); phía tây giáp huyện Nghĩa Hành và huyện Ba Tơ; phía đông giáp biển Đông. Hình thể của huyện trải dài theo bờ biển phía nam tỉnh Quảng Ngãi, với trên 40km đường bờ biển, có đường 1A và đường sắt Thống Nhất chạy qua. Diện tích lãnh thổ: 371,7km2, chiếm 7,2% tỉnh Quảng Ngãi.
Bảng 2.1: Diện tích, dân số, mật độ dân số các xã, thị trấn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi năm 2014 [4] STT Xã, thị trấn Diện tích (Km2) Dân số (người) Mật độ dân số (Người/km2) 1 Phổ Châu 19,8 4.847 245 2 Phổ Thạnh 29,7 22.201 748 3 Phổ Khánh 55,6 13.633 245 4 Phổ Cường 48,5 14.750 304 5 Phổ Hòa 17,0 3.906 230 6 Phổ Vinh 15,7 8.293 528 7 Phổ Minh 9,0 4.771 530 8 Phổ Ninh 22,2 9.911 446 9 Phổ Nhơn 40,0 6.654 166 10 Phổ Phong 54,0 9.568 117 11 Phổ Thuận 14,6 12.571 861 12 Phổ Văn 10,5 9.596 914 13 Phổ An 18,6 11.426 614 14 Phổ Quang 10,5 7.530 717 15 TT. Đức Phổ 5,6 8.018 1.432 Toàn huyện 371,7 147.174 396
Địa phương nơi có di chỉ Văn hóa Sa Huỳnh nổi tiếng, có diện tích đất canh tác không nhiều, điều kiện sản xuất ít thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, nhưng nhờ nằm trên các trục giao thông huyết mạch (Quốc lộ 1, Quốc lộ 24), có đường bờ biển dài, tiếp giáp vùng biển rộng nên có thế mạnh về ngư nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch, góp phần vào phát triển KT - XH của huyện nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung.
Thống kê cho thấy có sự chênh lệnh khá lớn về số dân, mật độ dân số trong địa bàn huyện, do hưởng của các điều kiện tự nhiên cũng như KT – XH.
Dân số huyện Đức Phổ khá đông, chiếm gần 12,0% dân số toàn tỉnh. Trong đó, các địa phương có dân số đông là xã Phổ Thạnh, xã Phổ Cường, xã Phổ Khánh, xã Phổ Thuận, xã Phổ An, xã Phổ Ninh. Đông nhất là xã phổ thạnh với 22.201 người chiếm 15% dân số toàn huyện.
Về mật độ dân số, ngoài thị trấn Đức Phổ tập trung cao về mật độ với 1.432 người/km2, cao hơn toàn huyện hơn 4 lần. Các xã Phổ Văn, Phổ Thuận thuộc hạng cao nhất nhưng lại là các xã sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Các xã có số dân sống bằng ngư nghiệp là chính, như Phổ Thạnh, Phổ Quang, Phổ Vinh, Phổ An tuy mật độ dân số có cao nhưng không cao nhất như thường thấy, bởi trên địa bàn phần nhiều là đồi núi, độ dân cư sống mật tập theo từng khu vực nhỏ. Các xã Phổ Phong, Phổ Nhơn, Phổ Hòa có mật độ dân số khá thấp cũng vì đất đai trồng trọt ít và đồi núi chiếm phần lớn diện tích tự nhiên.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1. Địa hình, đất đai
Huyện Đức Phổ có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, núi và đồng bằng xen kẽ, một số nhánh núi của dãy Trường Sơn chạy sát biển, có 3 dạng địa hình:
-Vùng Bắc và Nam sông Trà Câu có địa hình tương đối bằng phẳng, trên địa phận các xã Phổ Phong, Phổ Thuận, Phổ Văn, Phổ An, Phổ Quang có đồng bằng tương đối rộng, là vùng trọng điểm sản xuất lúa của huyện.
-Vùng Nam sông Trà Câu đến núi Dâu có núi và đồng bằng xen kẽ, có nhiều sông, suối, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc giảm từ Tây sang Đông, thường bị ngập úng vào mùa mưa.
-Vùng Nam núi Dâu đến đèo Bình Đê chủ yếu là đồi núi và có một số dãy núi chạy dọc bờ biển, có một ít đồng bằng nhỏ hẹp nằm cạnh các suối và xen kẽ với núi.
Huyện Đức Phổ có bờ biển dài trên 40km, có 2 cửa biển Mỹ Á và Sa Huỳnh, là đầu mối giao thông đường thủy và là tụ điểm của nghề cá, đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
Về điều kiện đất đai, địa phương có nhóm đất chính của vùng đồng bằng ven biển có diện tích nhiều nhất. Về chất lượng thì toàn huyện thuộc loại trung bình, đất chất lượng tốt chỉ chiếm 21% tổng diện tích tự nhiên. Trong số này đất tốt là đất đỏ và đất đen sau đó đến đất phù sa các loại. Kém nhất là một số loại đất như đất cát biển, đất mặn, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Phần lớn đất đai của tỉnh có chất lượng trung bình và là nhóm đất xám phân bố trên diện tích rộng.
Nhìn chung, điều kiện địa hình, đất đai tạo điều kiện cho Đức Phổ phát triển cơ cấu kinh tế khá toàn diện, đặc biệt là hoạt động nông - lâm - ngư nghiệp. Tuy nhiên phần lớn là đồng bằng nhoe hẹp, đất đai manh mún bị chia cắt bởi các dãy nũi ăn lan sát biển, thường bị ngập úng vào mùa mưa gây ra không ít khó khăn trở ngại cho người dân trong hoạt động sản xuất và đời sống.
2.1.2.2. Khí hậu
Đức Phổ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8. Có 2 mùa gió chính là gió mùa đông với hướng gió thịnh hành là Tây Bắc đến Bắc và gió mùa hạ với hướng gió chính là Đông đến Đông Nam. Tốc độ gió trung bình 2 - 4m/s.
Nhiệt độ trung bình trong năm là 25,8oC. Lượng mưa cả năm đạt 1.915mm. Trên biển trung bình hằng năm có 135 ngày gió mạnh (cấp 6 trở lên) gây ảnh hưởng đến thời gian đi biển của ngư dân, nhất là vào các tháng từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau.
Như vậy, với nhiệt độ cao đều trong năm, lượng mưa khá lớn tạo điều kiện cho địa phương có thể sản xuất đa dạng hóa cây trồng, thâm canh tăng vụ. ở vùng ven biển có thể phát triển du lịch góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều, thừa nước vào mùa mưa kết hợp với bão, lũ – lụt, thiếu nước vào mùa khô có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân.
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Dân cư, nguồn lao động a. Dân cư
Tính đến năm 2014, huyện Đức Phổ có dân số là 147.174 người, chiếm 12% dân số tỉnh Quảng Ngãi. Như vậy, huyện Đức Phổ là địa phương có dân số đông và đứng vị trí thứ 2 của tỉnh Quảng Ngãi. Trong giai đoạn từ năm 2006 – 2014, quy mô dân số của huyện Đức Phổ liên tục tăng do quy mô dân số đông, số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn, tuổi thọ ngày càng kéo dài sẽ hạn chế mức tử. Tỉ lệ gia tăng dân số khá ổn định chính sách kế hoạch hóa gia đình.
Bảng 2.2: Quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số huyện Đức Phổ giai đoạn 2006 – 2014 [4]
Chỉ tiêu 2006 2010 2012 2014
Quy mô dân số (người) 136.958 142.778 144.210 147.174 Tỉ lệ gia tăng dân số (%) 0,101 0,11 0,10 0,10
Mật độ dân số TB của huyện là 396 người/km2 năm 2014 cao hơn mức TB so với cả nước là 240 người/km2. Dân cư tập rung đông đúc thị trấn và các trục đường giao thông, ở các xã có mật độ dân số TB thấp như: Phổ Phong (117