6. Cấu trúc khóa luận
2.2.4. Một số chỉ tiêu điều kiện nhà ở, sử dụng điện, nước sinh hoạt, vệ sinh
môi trường.
2.2.4.1. Điều kiện nhà ở
Các chỉ tiêu về nhà ở của huyện Đức Phổ cũng được cải thiện đáng kể. Trong vòng 8 năm, cơ cấu hộ gia đình có nhà ở phân theo loại nhà của huyện Đức Phổ có sự thay đổi tích cực. Năm 2006 tỉ lệ hộ dân có nhà ở kiên cố, bán kiên cố chiếm 81,3% đến năm 2014 tăng lên 89,5%. Tỉ lệ hộ dân có nhà khác gồm nhà ở thiếu kiên cố và nhà tạm chiếm tỉ lệ nhỏ và giảm nhanh, năm 2006 là 18,7%, đến năm 2014 còn 10,5%.
Cùng với sự phân hóa trình độ phát triển KT – XH, đặc biệt là mức sống của từng hộ gia đình ở các địa phương làm cho điều kiện nhà ở của các hộ dân có sự phân hóa rõ rệt theo từng xã, thị trấn trong huyện Đức Phổ
Bảng 2.9: Cơ cấu hộ gia đình có nhà ở phân theo loại nhà của các xã, thị trấn của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi năm 2014 [4]
STT Đơn vị hành chính Nhà kiên cố, bán kiên cố Nhà khác 1 TT. Đức Phổ 100,0 0,0 2 Phổ Quang 100,0 0,0 3 Phổ vinh 98,9 1,1 4 Phổ Cường 97,0 3,0 5 Phổ Hòa 95,8 4,2
6 Phổ An 95,0 5,0 7 Phổ Khánh 90,0 10,0 8 Phổ Nhơn 90,0 10,0 9 Phổ Phong 87,0 13,0 10 Phổ Minh 85,0 15,0 11 Phổ Văn 85,0 15,0 12 Phổ Ninh 80,0 20,0 13 Phổ châu 80,0 20,0 14 Phổ Thạnh 80,0 20,0 15 Phổ Thuận 80,0 20,0 Toàn huyện 89,5 10,5
Nhìn chung tỉ lệ hộ gia đình có nhà ở kiên cố và bán kiên cố của các xã ở huyện Đức Phổ khá cao trên 80%. Tuy nhiên có sự phân hóa giữa các xã, thị trấn trong địa bàn huyện. Các địa phương có tỉ lệ hộ gia đình có nhà ở kiên cố, bán kiên cố cao là những địa phương có kinh tế tương đối phát triển, TNBQĐN ở mức cao, do đó chất lượng nhà ở cũng được cải thiện, điển hình có thị trấn Đức Phổ, xã Phổ Quang, xã Phổ Vinh, xã Phổ Hòa, xã Phổ cường và xã Phổ An trên 95%.
- Các xã Phổ Minh, xã Phổ Văn, xã Phổ Ninh, xã Phổ Châu, xã Phổ Thạnh, và xã Phổ Thuận có nhà ở kiên cố và bán kiên cố ở mức thấp hơn vì đây do thu nhập của người dân ở đây không cao, số tiền phải trả cho lương thực, tư liệu sản xuất nhiều… nên việc đầu tư cho chất lượng nhà ở chưa cao.
2.2.4.2. Về sử dụng điện
Trong những năm gần đây, chính quyền địa phương rất quan tâm, đầu tư hệ thống điện đến từng xã, thôn. Điều này tác động rất lớn đến việc phát triển KT – XH và cải thiện MSDC của người dân.
Tính đến năm 2014, đã có 100% tỉ lệ hộ dân của huyện Đức Phổ sử dụng điện lưới quốc gia. So với toàn tỉnh thì tỉ lệ hộ dân sử dụng điện lưới của huyện Đức Phổ cao hơn 4,8% (cả tỉnh là 95,2%).
Từ năm 2006 đến 2014 trong địa bàn huyện đạt 99,8% sở dĩ chưa đạt 100% là vì có một cộng đồng dân cư vùng núi ở thôn Đồng Vân, xã Phổ Thạnh chưa được sử dụng điện lưới quốc gia, kể từ năm 2014 tỉ lệ hộ dân sử dụng điện lưới đạt 100% đây là kết quả của việc quan tâm đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn huyện cùng với quá trình thực hiện xây dựng Nông thôn mới.
Hình 2.4: Biểu đồ Tỉ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 – 2014 [4]
2.2.4.3. Về sử dụng nước sạch
Tài nguyên nước của huyện Đức Phổ khá phong phú, có giá trị lớn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, do điều kiên địa hình, địa chất có sự khác nhauvà phía đông giáp biển nên nguồn nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn từ đó làm cho nước sạch phân bố không đều theo không gian và thời gian, ảnh hưởng đến đời sống dân cư. Trong những năm gần đây chính quyền địa phương cũng đã quan tâm, đầu tư xây dựng một số trạm cấp nước sạch cho người dân sử dụng tuy nhiên tỉ lệ này còn rất thấp chủ yếu tập trung ở khu vực nội thị.
Tỉ lệ hộ dân sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh năm 2014 của huyện đạt 86,3% tuy nhiên phần lớn là sử dụng nguồn nước ngầm (chủ yếu là giếng khoan và giếng đào tự nhiên) còn tỉ lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ nhà máy (nước máy) còn rất ít toàn hu yện chỉ có 11% tỉ lệ hộ dân được sử dụng. Nguyên nhân là các vùng nông thôn không quen sử dụng nước máy, tập quán sinh hoạt sử dụng nước giếng, ao hồ đã ăn sâu vào nhận thức của họ, cùng với việc đóng tiền hàng tháng thì họ cũng không muốn….
Giữa các địa phương trong địa bàn huyện có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, điều kiện KT – XH, đặc biệt là mức sống điều này dẫn đến tỉ lệ các hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh cũng khác nhau.
99,8 99,8 99,8 99,8 100 0 20 40 60 80 100 2006 2008 2010 2012 2014 Năm %
Bảng 2.10: Tỉ lệ hộ dân sử dụng nước máy phân theo xã, thị trấn của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi năm 2014 [4]
STT Đơn vị hành chính Tỉ lệ (%) 1 Phổ Vinh 62,4 2 Phổ Ninh 0,5 3 Phổ Hòa 0,0 4 Phổ châu 0,0 5 Phổ Thạnh 0,0 6 Phổ Khánh 0,0 7 Phổ Cường 0,0 8 Phổ Nhơn 0,0 9 Phổ Minh 6,0 10 Phổ Văn 0,0 11 Phổ Thuận 0,0 12 Phổ Phong 0,0 13 Phổ An 0,0 14 Phổ Quang 46,8 15 TT. Đức Phổ 42,0 Toàn huyện 11
TT. Đức Phổ, xã Phổ Vinh và xã Phổ quang là 3 xã có tỉ lệ hộ dân sử dụng nước máy hợp vệ sinh nhiều nhất vì đây là các địa phương trong khu vực nội thị có trạm cấp nước từ nhà máy. Các địa phương còn lại hầu hết sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh từ nước ngầm. Còn lại một số bộ phận vẫn sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh như nước từ các sông suối, ao, hồ hoặc nước ngầm bị nhiễm phèn…
2.2.4.4. Vệ sinh môi trường
Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề về sinh môi trường tại các hộ dân cư trong huyện Đức Phổ đã có bước cải thiện rất đáng kể, cùng với sự tăng lên về tỉ lệ hộ dân sử dụng điện lưới, sử dụng nước hợp vệ sinh…thì tỉ lệ hộ dân sử dụng hố xí hợp vệ sinh: Bao gồm nhà vệ sinh tự hoại và bán tự hoại cũng tăng lên nhanh. Năm 2006, tỉ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh là 48,6% đến năm 2014 tăng lên 83,0% tăng gần 35%. Riêng ở vùng thị trấn luôn ở mức cao, cao hơn ở nông thôn gấp nhiều lần, vào năm 2006 ở thị trấn là 53,0%, gấp hơn 2 lần khu vực nông thôn (26,5%), đến năm 2014, tương ứng là 95,2% và 75,7%. Tốc độ tăng trưởng
số hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh ở nông thôn tăng nhanh hơn ở thành thị và huyện Đức Phổ. Điều này chứng tỏ mức sống của người dân ở vùng nông thôn đã có bước cải thiện theo chiều hướng tích cực.
Tuy nhiên, trong toàn huyện vẫn còn 20,2% số hộ dân sử dụng hố xí không hợp vệ sinh, con số này không nhỏ nó phản ánh thực trạng mức sống của một bộ phận dân cư trong huyện. đa số đây la những hộ gia đình nghèo.
Bảng 2.11: So sánh một số tiêu chí về mức sống dân cư huyện Đức Phổ với tỉnh Quảng Ngãi và vùng DHNTB năm 2014 [3], [4], [11]
STT Chỉ tiêu Đơn vị Đức Phổ Quảng Ngãi DH NTB 1 TNBQĐN/người/tháng Ng. đồng 2.390,0 1.676,9 2.342,0 2 Tỉ lệ hộ nghèo % 7,6 12,9 9,0
3 Tuổi thọ trung bình Tuổi 73,8 73,6 72,6
4 Số giường bệnh/1 vạn dân Giường 16,3 29,3 30,0
5 Số bác sĩ/1 vạn dân Người 4,1 5,6 5,6 6 Tỉ lệ người lớn biết chữ % 93,1 92,6 93,7 7 Tỉ lệ HS THPT/ tổng số HS % 16,7 17,9 19,0 8 Tỉ lệ hộ có nhà ở kiên cố, bán kiên cố % 89,5 98,7 98,0 9 Tỉ lệ hộ sử dụng điện lưới % 100 95,2 98,7 10 Tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch % 86,3 89,7 93,8 11 Tỉ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh % 83,0 79,8 89,0
Nhìn chung, khi so sánh một số tiêu chí về MSDC huyện Đức Phổ so với toàn tỉnh Quảng Ngãi và vùng DHNTB, có thể nhận thấy: Đức Phổ là một huyện có MSDC khá cao, một số chỉ tiêu cao hơn toàn tỉnh, phải kể đến đó là, tuổi thọ bình quân, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ hộ dân sử dụng điện lưới, tỉ lệ hộ dân sử dụng hố xí hợp vệ sinh và đặc biệt là tỉ lệ hộ nghèo ở mức thấp hơn của toàn tỉnh và vùng DHNTB. Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ tiêu như: Số bác sĩ và giường bệnh/1 vạn dân, tỉ lệ HS THPT/ tổng số HS, tỉ lệ sử dụng nước sạch còn ở mức thấp. Trong thời gian tới, việc tiếp tục giảm tỉ lệ hộ nghèo và tăng TNBQĐN, nâng cao chất lượng y tế - chăm sóc sức khỏe cho người dân là mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra cho huyện Đức Phổ để cải thiện toàn diện và nâng cao MSDC.