6. Cấu trúc khóa luận
3.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế
3.2.1.1. Đẩy mạnh tăng trưởng, phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Nông – lâm – thủy sản
Sản xuất theo hướng thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học-kĩ thuật, đưa giống mới có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, phát huy kinh tế hàng hóa trong từng hộ gia đình và từng địa phương.
Đối với ngành nông nghiệp, thực hiện chuyển đổi cơ cấu mạnh giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, tích cực ứng dụng công nghệ nhằm tạo ra giá trị hàng hóa lớn, phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp… tạo điều kiện phát triển, mở rộng các mô hình trang trại ở nông thôn và hình thành hợp tác xã của các chủ trang trại.
Đối với ngành lâm nghiệp, xây dựng hệ thống rừng đặc dụng, hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn, kết hợp trồng mới và khoanh nuôi tái sinh, phát triển hệ thống rừng sản xuất gồm rừng nguyên liệu (bạch đàn, keo…) để lấy giấy, gỗ công nghiệp
Trong ngành thủy sản, đẩy mạnh khai thác xa bờ với đội tàu công suất lớn để đạt được sản lượng, năng suất cao, đồng thời giúp bảo vệ nguồn thủy sản, môi trường vùng ven biển. Khai thác tiềm năng diện tích mặt nước hiện có. Quy hoạch đầu tư mở rộng diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, xây dựng các khu hậu cần nghề cá, các cụm công nghiệp chế biến thủy hải sản.
b. Ngành công nghiệp – xây dựng
Tiếp tục đầu tư phát triển công nghiệp, đặc biệt là nguồn vốn trên cơ sở phát huy tiềm năng lợi thế về nguồn nguyên liệu của địa phương: Sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, may mặc… Đồng thời, mở rộng đầu tư cho các sản phẩm công nghệ cao, tiến hành cải cách quản lí Nhà
nước đối với việc quy hoạch phát triển để hạn chế vấn đề quản lí qua nhiều cửa, phân tán và chồng chéo.
Các ban ngành có liên quan cần phải đẩy mạnh công tác quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng để hình thêm nhiều các KCN, cụm công nghiệp, nhất là ở khu vực nông thôn.
Bảo tồn và phát triển các nghề thủ công, khôi phục các làng nghề truyền thống,
c. Ngành dịch vụ
Tăng cường đầu tư hạ tầng thương mại, nâng cấp các chợ và trung tâm mua sắm ở các nội thị, mở rộng thị trường xuất khẩu, hiện đại hóa mạng lưới bưu điện, phát triển dịch vụ ở nông thôn. Tạo điều kiện hình thành và phát triển thị trường bảo hiểm. nâng cao chất lượng thị trường bưu chính, viễn thông, vận tải, đặc biệt ở ở các xã có hoàn cảnh khó khăn của huyện góp phần phát triển nền sản xuất, đảm bảo thực hiện đắc lực nhiệm vụ KT-XH, tôn tạo lại các điểm du lịch văn hóa, lịch sử ( di tích Sa Huỳnh, Phú Sương…). Đầu tư , xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ du lịch.
3.2.1.3. Huy động nguồn vốn, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT, KHCN vào sản xuất
Tạo cơ chế chính sách để huy dộng mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, trong đó quan tâm đến nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, từ các doanh nghiệp, từ quĩ đất, tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sỡ hạ tầng, vốn huy động từ bên ngoài: ODA, FDI… huy động trong dân, vốn vay. Thực hiện tiết kiệm để dành đầu tư cho phát triển KT-XH.
Đẩy mạnh nghiên cứu, nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào các lĩnh vực dịch vụ, ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản và bảo vệ môi trường.
Đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư cho KHKT, KHCN, thu hút các nguồn vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, hiện đại hóa công nghệ truyền thống nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.
3.2.1.3 Tăng cường thực hiện công tác giảm nghèo
Lồng ghép các chương trình , dự án phát triển gắn giảm nghèo với phát triển kinh tế, phát triển ngành nghề thủ công tại các xã khó khăn, hổ trợ cho vay vốn lãi
suất thấp để người dân phát triển kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ, đài phát thanh, đài truyền hình tại các địa phương, nâng cao nhận thức trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, giảm sinh…thực hiện tốt đề án giảm nghèo nhanh và bền vững.