6. Cấu trúc khóa luận
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1. Địa hình, đất đai
Huyện Đức Phổ có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, núi và đồng bằng xen kẽ, một số nhánh núi của dãy Trường Sơn chạy sát biển, có 3 dạng địa hình:
-Vùng Bắc và Nam sông Trà Câu có địa hình tương đối bằng phẳng, trên địa phận các xã Phổ Phong, Phổ Thuận, Phổ Văn, Phổ An, Phổ Quang có đồng bằng tương đối rộng, là vùng trọng điểm sản xuất lúa của huyện.
-Vùng Nam sông Trà Câu đến núi Dâu có núi và đồng bằng xen kẽ, có nhiều sông, suối, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc giảm từ Tây sang Đông, thường bị ngập úng vào mùa mưa.
-Vùng Nam núi Dâu đến đèo Bình Đê chủ yếu là đồi núi và có một số dãy núi chạy dọc bờ biển, có một ít đồng bằng nhỏ hẹp nằm cạnh các suối và xen kẽ với núi.
Huyện Đức Phổ có bờ biển dài trên 40km, có 2 cửa biển Mỹ Á và Sa Huỳnh, là đầu mối giao thông đường thủy và là tụ điểm của nghề cá, đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
Về điều kiện đất đai, địa phương có nhóm đất chính của vùng đồng bằng ven biển có diện tích nhiều nhất. Về chất lượng thì toàn huyện thuộc loại trung bình, đất chất lượng tốt chỉ chiếm 21% tổng diện tích tự nhiên. Trong số này đất tốt là đất đỏ và đất đen sau đó đến đất phù sa các loại. Kém nhất là một số loại đất như đất cát biển, đất mặn, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Phần lớn đất đai của tỉnh có chất lượng trung bình và là nhóm đất xám phân bố trên diện tích rộng.
Nhìn chung, điều kiện địa hình, đất đai tạo điều kiện cho Đức Phổ phát triển cơ cấu kinh tế khá toàn diện, đặc biệt là hoạt động nông - lâm - ngư nghiệp. Tuy nhiên phần lớn là đồng bằng nhoe hẹp, đất đai manh mún bị chia cắt bởi các dãy nũi ăn lan sát biển, thường bị ngập úng vào mùa mưa gây ra không ít khó khăn trở ngại cho người dân trong hoạt động sản xuất và đời sống.
2.1.2.2. Khí hậu
Đức Phổ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8. Có 2 mùa gió chính là gió mùa đông với hướng gió thịnh hành là Tây Bắc đến Bắc và gió mùa hạ với hướng gió chính là Đông đến Đông Nam. Tốc độ gió trung bình 2 - 4m/s.
Nhiệt độ trung bình trong năm là 25,8oC. Lượng mưa cả năm đạt 1.915mm. Trên biển trung bình hằng năm có 135 ngày gió mạnh (cấp 6 trở lên) gây ảnh hưởng đến thời gian đi biển của ngư dân, nhất là vào các tháng từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau.
Như vậy, với nhiệt độ cao đều trong năm, lượng mưa khá lớn tạo điều kiện cho địa phương có thể sản xuất đa dạng hóa cây trồng, thâm canh tăng vụ. ở vùng ven biển có thể phát triển du lịch góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều, thừa nước vào mùa mưa kết hợp với bão, lũ – lụt, thiếu nước vào mùa khô có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân.