Nhóm giải pháp về điều kiện nhà ở, sử dụng điện, nước sinh hoạt, vệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức sống dân cư huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 67 - 68)

6. Cấu trúc khóa luận

3.2.4. Nhóm giải pháp về điều kiện nhà ở, sử dụng điện, nước sinh hoạt, vệ

sinh môi trường

3.2.4.1. Về điều kiện nhà ở

Tại các xã nghèo cần huy động nguồn vốn theo các chương trình phát triển tại địa phương để xây dựng nhà ở, xóa bỏ nhà tạm, nhà bằng thanh gỗ, tre…xây dựng nhà kiên cố, bán kiên cố…

3.2.4.2. Về sử dụng điện

Huy động nguồn vốn để cải tạo, nâng cấp và xây dựng đường dây trung thế, hạ thế, các trạm biến áp phân phối điện nhằm mở rộng mạng lưới phân phối điện tới các vùng nông thôn, địa bàn khó khăn. Triển khai và thực hiện chương trình cấp điện nông thôn.

Tăng cường đầu tư hạ tầng cung cấp điện lưới cho người dân, đặc biệt ở các xã bãi ngang..có các hình thức trợ giá với thiết bị điện và giá tiêu dùng điện cho các vùng, các đối tượng có hoàn cảnh sống khó khăn.

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng điện tiếc kiệm và an toàn.

3.2.4.3. Về sử dụng nước sạch

Cần duy trì và triển khai sâu rộng hơn nữa chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, đặc biệt là vùng nông thôn, có sự phối hợp chặt chẽ từ tỉnh đến huyện Đức Phổ và sự chi phối giữa 3 sở, phòng ban ngành: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế và Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Ngãi, tuyên truyền công tác truyền thông, tập huấn hướng dẫn và vận dụng công trình, góp phần thay đổi tập quán lạc hậu của người dân nông thôn trong chăn nuôi, vệ sinh các thôn, đẩy mạnh công nghệ ứng dụng các công nghệ cấp nước phù hợp với điều kiện từng vùng.

Nâng ấp công trình cấp nước, công ty cấp nước để tăng khả năng cung cấp nước, đảm bảo nhu cầu sử dụng của người dân tại các xã đặc biệt vào mùa khô. Chú trọng đầu tư cho các xã bãi ngang ven biển, các xã nghèo để nâng tỉ lệ sử dụng nước sạch lên trên 95% trong thời gian tới. tuyên truyền giáo dục ý thức của người dân trong việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ nguồn nước tránh các nguồn gây ô nhiễm.

3.2.4.4.Về vệ sinh môi trường

Tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức của người dân, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong bảo vệ môi trường, vận động toàn xã hôi hưởng ứng các phong trào giữ gìn đường phố, các thôn ,làng, tích cục trồng cây xanh, trồng rừng phủ đất trống, đầu trọc, có kế hoạch thu gom, chuyển rác thải hiệu quả, an toàn, triển khai và thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu Quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, chủ động tích cực phòng chống thiên tai vệ môi trường tại các địa phương

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, hình thành hệ thống quy phạm pháp luật về môi trường và bảo vệ môi trường, trước mắt cần bổ sung, hoàn thiện các quy định và cơ chế quản lí về bảo vệ môi trường, thực hiện nghiêm chỉnh và có biện pháp chế tài hợp lí đối với các đối tượng gây ô nhiễm môi trường.

Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội với bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức sống dân cư huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)