Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức sống dân cư huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 68 - 73)

6. Cấu trúc khóa luận

3.2.5. Các giải pháp khác

3.3.5.1. Chính sách công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền đối với công tác dân số, kiện toàn hệ thống tổ chức quản lí và thực hiện hiệu quả công tác này, đặc biệt chú trọng tới các xã thuộc vùng bãi ngang ven biển, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm, theo dõi, nắm chắc tình hình và những vấn đề đặt ra về công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Xây dựng và bồi dưỡng nguồn nhân lực với chuyên môn về dân số, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cộng tác viên dân số, y tế các thôn trong việc tuyên truyền, vận động, quản lí đối tượng và cung cấp các dịch vụ thích hợp đến từng hộ gia đình.

Phối hợp chặt chẽ các chương trình và dự án nâng cao dân số như: Chương trình chống suy dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, phát triển y tế cộng đồng, chương trình giảm nghèo… đáp ứng tốt các nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản của người dân và nâng cao chất lượng dịch vụ để giảm sinh vững chắc và giảm tỉ lệ nạo phá thai. Triển khai các mô hình thông tin giáo dục tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là chị em phụ nữ thay đổi tập quán, kiến thức về sinh sản.

Tạo điều kiện lựa chọn cho phụ nữ và bình đẳng giới trong công tác dân số, sức khỏe sinh sản, tạo điều kiện cho người phụ nữ nâng cao trình độ văn hóa, tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội mang lại thu nhập và địa vị cho bản thân họ trong gia đình cũng như trong xã hội. đối với trẻ em cần thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, chống suy dinh dưỡng, tăng cường khả năng phòng ngừa và điều trị các bệnh ảnh hưởng đến phát triển thể chất và trí tuệ.

Thực hiện xã hội hóa công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình trên cơ sở vận động và tổ chức thu hút sự tham gia rộng rãi của người dân và toàn bộ xã hội vào công tác dân số, xây dựng cộng đồng có trách nhiệm, huy động sự quyên góp tự nguyện của các tổ chức cộng đồng và người dân trong công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình.

3.2.5.2. Chính sách giảm bớt sự chênh lệch mức sống dân cư

Bức tranh tương phản về MSDC của huyện Đức Phổ đã đặt ra những thách thức to lớn trong việc thực hiện chính sách công bằng xã hội của tỉnh. Việc giảm bớt sự chênh lệch về MSDC của các tầng lớp dân cư và các địa phương là một trong những yêu cầu cấp bách và cần được khắc phục trong thời gian tới.

Cần phải đầu tư cho các địa phương chậm phát triển, MSDC ở mức thấp nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các xã . Tạo cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư tạo việc làm ở các địa phương nghèo.

Đối với các xã bãi ngang ven biển, các xã nghèo cần tranh thủ mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tực hiện thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư của địa phương, nguồn vốn trong dân để đầu tư phát triển sản xuất, giải pháp đột phá cho các địa phương này là xây dựng mạng lưới giao thông và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bởi hệ thống giao thông ở các địa phương này còn rất hạn chế, một số tuyến đường hư hỏng và xuống cấp nặng và đây là yếu tố gây cản trở lớn cho lưu thông hàng háo và phát triển KT-XH.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế phân bố, điều phối nguồn vốn hỗ trợ và chi tiêu trong công nghiệp và phát triển nông thôn như: các công tác khuến nông, khuyến ngư…thực hiện có hiệu quả các tiêu chí theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Đối với địa phương cần phải ưu tiên đầu tư phát triển đồng bộ các lĩnh vực: tạo điều kiện cho người dân khắc phục các khó khăn về tư liệu sản xuất, năng lực lao động, các giống cây trồng, vật nuôi,ứng dụng hiệu quả KHCN vào sản xuất và phát triển KTXH; nâng cao trình độ dân trí, có chính sách ưu đãi đối với người dân đi học, xây dựng đời sống văn hóa, từng bước cải tiến phong tục tập quán lạc hậu trong nếp sống gia đình và cộng đồng…

Tổ chức khắc phục kịp thời các tác động của yếu tố môi trường đến với người dân bởi họ là những người dễ bị tổn thương, đặc biệt trong phát triển kinh tế típ tục đầu tư, quy hoạch kết cấu hạ tầng, ưu tiên xây dựng các dự án về hưởng thụ phúc lợi tại các địa phương, tạo điều kiện tăng cường các dịch vụ xã hội như miễn giảm viện phí và chi phí khám chữa bệnh./.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 Kết luận

1. Khóa luận đã tổng quan cơ sở lí luận và đã lựa chọn một số tiêu chí vận dụng cho cấp huyện về MSDC như một số tiêu chí nhóm kinh tế, giáo dục, y tế, và các điều kiện sống có liên qua (nhà ở, sử dụng điện, sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường…) dựa trên cơ sở thực tiễn về MSDC của vùng DHNTB và tỉnh Quảng Ngãi để vận dụng nghiên cứu ở địa bàn huyện Đức Phổ.

2. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến MSDC huyện Đức Phổ như VTĐL, phạm vi lãnh thổ, các điều kiện tụ nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, đất, nước, khoáng sản…), điều kiện KT – XH (quy mô dân số, nguồn lao động, trình độ phát triển kinh), cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, chuyển giao khoa học – công nghệ và đường lối chính sách, tất cả những nhân tố này đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn – hạn chế trong việc cải thiện và nâng cao MSDC của huyện.

3. Trong giai đoạn 2006 – 2014, huyện Đức Phổ đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc xây dựng và phát triển KT – XH cũng như nâng cao MSDC cho người dân, như thu nhập được cải thiện, các điều kiện sống được tăng lên. Tuy nhiên MSDC ở huyện Đức Phổ vẫn còn ở mức trung bình và có sự phân hóa giữa các địa phương trong huyện. Đồng thời việc nâng cao MSDC ở huyện cũng còn không ít những hạn chế do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. 4. Căn cứ vào các định hướng và giari pháp phát triển KT – XH và thực trạng MSDC của huyện Đức phổ, sau khi phân tích các tiêu chí có liên quan đến vấn đề này, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác cải thiện MSDC, phù hợp với tình hình thực tế của huyện để giảm – thoát nghèo bền vững, nâng cao chất lượng giáo dục hỗ trợ về vốn, thực hiện tốt chính sách dân số, tạo việc làm…Ngoài ra, cần chú ý hơn nữa tới việc khắc phục sự chênh lệch MSDC giữa các địa phương trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

 Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu MSDC của huyện Đức Phổ, căn cứ tình hình thực tế KT – XH, thực trạng MSDC huyện, tác giả có một số kiến nghị sau:

1. Đề nghị các cơ quan thống kê của tỉnh Quảng Ngãi có sự thống nhất từ cấp tỉnh xuống cấp huyện và cấp xã trong khâu xử lí và thống kê số liệu theo quy định chung và đồng bộ.

2. Tăng cường công tác tuyển dụng công chức, viên chức trong lĩnh vực giáo dục, y tế, cán bộ quản lí nhà nước… theo đúng quy định, minh bạch, công khai, đúng năng lực thực sự co như vậy mới có thể nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và bác sĩ cũng như nhân viên hoạt động trong các lĩnh vực này.

3. Đề nghị các cơ quan ban ngành thuộc các cấp chính quyền luôn đầu tư, quan tâm hơn nữa việc thực hiện các dự án, chương trình phát triển KT – XH tại các địa phương trong huyện, đặc biệt là các xã thuộc vùng có điều kiện khó khăn bãi ngang ven biển.

4. Trong thời gian nghiên cứu tiếp theo , cần tập trung vào nghiên cứu với phạm vi hẹp hơn, tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra một cách cụ thể và cập nhật về mặt thời gian.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, Chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010 và 2011 – 2015.

2. Bộ Y tế - Tổng cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình (2011), Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.

3. Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi (2007, 2016), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2006, 2017.

4. Cục thống kê huyện Đức Phổ (2016), Số liệu thống kê huyện qua các năm 2006, 2008, 2010, 2012, 2014.

5. Hoàng Đức Nhuận, Một số vấn đề cơ bản về giáo dục dân số, NXB giáo dục Việt Nam

6. Tống Văn Đường, Dân số và Phát triển, NXB Nông nghiệp, 2007

7. Nguyễn Thanh Hiếu (2010), Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập, luận văn thạc sĩ Địa lí học trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh.

8. Lê Thông – Nguyễn Qúy Thao, nnk (2012), Việt Nam - Các vùng kinh tế và các vùng kinh tế trọng điểm, NXB Giáo dục Việt Nam

9. Lê Thông (Chủ biên) (2010), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm.

10. Nguyễn Đức Tôn (2017), Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư các xã ven biển tỉnh Bình Định, Đề tài NCKH cấp Trường ĐHQN, 2017.

11. Tổng cục thống kê (2015, 2016), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014,

2015.

12. Thủ tướng chính phủ, Quyết định về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng ven biển và hải đảo giai đoạn 2013 - 2015.

13. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên) (2010), Địa lí kinh tế - xã hội đại cương, NXB Đại học Sư phạm.

14. UNDP (2011), Báo cáo Quốc gia về Phát triển con người năm 2011, Hà Nội. 15. http://www.quangngai.gov.vn/userfiles/file/dudiachiquangngai/Trangchu.ht

m

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức sống dân cư huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)