6. Cấu trúc khóa luận
2.2.1. Về chỉ tiêu kinh tế
2.2.1.1. Thu nhập bình quân đầu người
Trong giai đoạn 2006 – 2014, nền kinh tế chung của toàn huyện có nhiều chuyển biến đáng kể, cơ hội việc làm cho người dân được mở rộng… Do đó TNBQĐN không ngừng tăng lên.
Kết quả khảo sát mức sông dân cư năm 2014 cho thấy, TNBQĐN/tháng của huyện Đức Phổ là 2.390 nghìn đồng, tăng 3,1 lần so với 2006. So với toàn tỉnh thì mức TNBQĐN của huyện cao hơn 713,1 nghìn đồng/tháng, so với khu vực DH NTB thì cao hơn không nhiều khoảng 48 nghìn đồng/tháng, và nếu so với cả nước thì thấp hơn 247 nghìn đồng/tháng.
Hình 2.1: Biểu đồ TNBQĐN/tháng của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 – 2014 [4]
TNBQĐN/tháng của huyện Đức Phổ, cũng như các xã trong huyện đều tăng qua các năm, tuy nhiên giữa các xã trong huyện mức TNBQĐN/tháng có sự phân hóa rõ rệt.
Bảng 2.3: TNBQĐN/tháng phân theo xã
của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi Năm 2014 (giá thực tế) [4]
(Đơn vị: Nghìn VNĐ) STT Đơn vị hành chính 2014 1 TT. Đức Phổ 3.119,0 2 Phổ Vinh 2.688,8 3 Phổ Thuận 2.437,8 4 Phổ Thạnh 2.410,3 5 Phổ Cường 2.401,9 6 Phổ Văn 2.384,4 770,9 1154,500 1593,3 1912,00 2390,00 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2006 2008 2010 2012 2014 Năm Nghìn đồng
7 Phổ Hòa 2.366,1 8 Phổ Ninh 2.359,2 9 Phổ Minh 2.333,8 10 Phổ Nhơn 2.326,7 11 Phổ Phong 2.294,4 12 Phổ An 2.258,5 13 Phổ Quang 2.257,4 14 Phổ Khánh 2.222,7 15 Phổ Châu 1.971,7 Toàn huyện 2.390,0
Căn cứ vào mức TNBQĐN/tháng theo các xã của huyện năm 2014, có thể thấy sự phân hóa TNBQĐN/tháng theo các xã của huyện đã phản ánh phần nào về thực trạng phát triển kinh tế, đồng thời cho thấy lợi thế so sánh về các ĐKTN, điều kiện KT – XH giữa các địa phương. So với các xã trong huyện thì thị trấn Đức Phổ có mức TNBQĐN cao nhất, vì đây là đô thị loại IV, nơi tập trung các cơ quan chính quyền, trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ và văn hóa của huyện. Là nơi có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế như: Cơ sở vật chất hạ tầng, kĩ thuật đồng bộ và tiên tiến, tập trung các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xí nghiệp… có các hoạt động dịch vụ phát triển. Thu hút đầu tư kinh doanh làm ăn tại đây tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập.
Xã Phổ Vinh là địa phương có thu nhập cao thứ hai trong toàn huyện, bên cạnh đẩy mạnh sản xuất nông – lâm – thủy sản, đây là địa phương có tiềm năng phát triển thương mại, dịch vụ, nhất là du lịch. Nơi đây có điểm du lịch và bãi tắm Nam Phước mới được khai thác. Mặt khác, đội tàu đánh bắt hải sản của Phổ Vinh đã giải quyết được hàng trăm lao động có thu nhập ổn định. Mấy năm gần đây, xã được phê duyệt là xã bãi ngang ven biển và nằm trong chương trình xây dựng Nông thôn mới, Phổ Vinh đã được đầu tư xây dựng nhiều công trình, đào tạo nghề tại chỗ; đặc biệt là thành lập một số tổ may gia công, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nữ theo phương châm “ly nông bất ly hương”. Đây chính là lợi thế để vực dậy Phổ Vinh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2015, xã Phổ Vinh đạt chuẩn "Nông thôn mới" tạo nền tảng trong việc xây dựng phát triển kinh tế trong những năm tới.
Các xã còn lại có thu nhập trung bình gồm xã Phổ Thạnh, xã Phổ Cường, xã Phổ Ninh, xã Phổ Minh, xã Phổ Hòa, xã Phổ Nhơn, xã Phổ Thuận và xã Phổ
Văn. Đây là các địa phương có diện tích khá lớn, dân cư cũng khá đông, hoạt động nông nghiệp là chủ yếu, ngoài ra còn có hoạt động đánh bắt cá ở các xã ven biển đặc biệt là ở cảng Sa Huỳnh và nghề làm muối ở xã Phổ Thạnh tuy nhiên hầu hết hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật và các điều kiện KT – XH khác của các xã này còn nhiều hạn chế.
Các xã Phổ Phong, xã Phổ An, xã Phổ Quang, xã Phổ Khánh và xã Phổ Châu. là các địa phương có thu nhập thấp (mức TNBQĐN xã Phổ Châu thấp hơn thị trấn Đức Phổ 1,6 lần, so với toàn huyện thấp hơn 1,2 lần). Vì ở đây các điều kiện còn khó khăn như: Đa số đây là các xã thuộc diện bãi ngang ven biển, trình độ dân trí thấp, sản xuất nông nghiệp độc canh, năng xuất lao động thấp, cơ cấu kinh tế chậm chuyển đổi, cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ các ngành kinh tế còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó lại thường chịu ảnh hưởng của bão, đặc biệt là lũ lụt khi có mưa lớn, gây thiệt hại rất nhiều về người và tài sản của người dân.
Như vậy có thể thấy TNBQĐN/tháng có xu hướng tăng dần 2006 – 2014 điều này cho thấy điều kiện KT – XH thay đổi tích cực, tuy vẫn còn có sự chênh lệch giữa các địa phương. Trong thời gian tới, cùng với việc gia tăng mức TNBQĐN thì việc thay đổi cơ cấu thu nhập cũng là việc làm quan trọng để cải thiện MSDC trong huyện. Trong điều kiện KT – XH của huyện hiện nay, trước hết phải đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động công nhiệp tại địa phương, phát triển tiểu thủ công nghiệp, phát triển dịch vụ nhất là hoạt động du lịch trên cơ sở các thế mạnh… Đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh trồng trọt, chăn nuôi gia súc, phát triển nuôi trồng thủy hải sản tại các xã ven biển. Bên cạnh đó, cần phải đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, hỗ trợ trang thiết bị sản xuất, tạo cơ hội việc làm cho người dân, đặc biệt bộ phận dân cư có TNBQĐN ở mức thấp và trung bình.
2.2.1.2. Tỉ lệ hộ nghèo
Cùng với xu thế chung với cả nước và tỉnh Quảng Ngãi, khi mức TNBQĐN ngày càng tăng thì tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện đã có xu hướng giảm dần, mức sống của người dân dần dần được tăng lên.
Tỉ lệ hộ nghèo của huyện Đức Phổ năm 2014 là 7,6% giảm 15,4% so với năm 2006 thấp hơn so với mức trung bình của tỉnh Quảng Ngãi (12,9%) và vùng DH NTB (9%).
Hình 2.2: Biểu đồ Tỉ lệ hộ nghèo huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2014 [4]
Có thể nhận thấy tỉ lệ hộ nghèo của huyện Đức Phổ liên tục giảm, đây là kết quả đáng mừng trong quá trình phát triển KT-XH. Để có được kết quả như vậy một mặt do sự phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH của địa phương, đặc biệt chương trình xây dựng Nông thôn mới đã đóng góp tích cực vào việc giảm tỉ lệ hộ nghèo của huyện, bên cạnh đó là thành quả to lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo đã giúp nhiều hộ nghèo có việc làm phù hợp, tăng thu nhập và từng bước vươn lên thoát nghèo.
Một số chính sách được áp dụng mang lại hiệu quả thiết thực, như hỗ trợ kinh phí làm nhà Đại đoàn kết, hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi, mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; hỗ trợ học phí cho học sinh con hộ nghèo, hỗ trợ kinh phí khám, chữa bệnh... được triển khai đồng bộ và kịp thời đến nhân dân ở khu dân cư.
Tùy thuộc vào trình độ phát triển KT-XH và công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương mà tỉ lệ hộ nghèo có sự khác nhau. Nhìn chung từ 2006-2014, tỉ lệ hộ nghèo của các địa phương trong huyện có xu hướng giảm, xong có sự phân hóa rõ rệt giữa các xã trong huyện, phù hợp với TNBQĐN của địa phương.
23,0 20,2 16,7 12,9 7,6 0 5 10 15 20 25 2006 2008 2010 2012 2014 Năm %
Bảng 2.4: Tổng số hộ nghèo và tỉ lệ hộ nghèo phân theo xã, trị trấn của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi năm 2014 [4]
STT Đơn vị hành chính Tổng số hộ nghèo (hộ) Tỉ lệ hộ nghèo (%) 1 Phổ Châu 241 17,3 2 Phổ Khánh 432 12,8 3 Phổ An 296 11,6 4 Phổ Quang 263 11,2 5 Phổ Phong 213 7,6 6 Phổ Thạnh 386 7,5 7 Phổ Nhơn 104 6,0 8 Phổ Minh 72 5,9 9 Phổ Ninh 160 5,8 10 Phổ Hòa 67 5,6 11 Phổ Văn 139 5,4 12 Phổ Cường 186 5,3 13 Phổ Thuận 145 5,0 14 Phổ Vinh 100 4,8 15 Thị trấn Đức Phổ 100 3,8 Toàn huyện 2.904 7,6 Có thể nhận thấy các xã có tỉ lệ hộ nghèo ở mức thấp là các xã có TN BQĐN cao trong huyện, ngược lại các xã có tỉ lệ hộ nghèo cao là các xã có TN BQĐN ở mức thấp.
Chênh lệch khoảng cách giàu nghèo giữa các xã trong huyện Đức Phổ còn khá cao. Địa phương có tỉ lệ lện hộ nghèo thấp nhất là thị trấn Đức Phổ với 3,8%, thấp hơn mức trung bình toàn tỉnh, trong khi đó xã Phổ Châu có tỉ lệ hộ nghèo lên đến 17,3%, cao hơn 13,5% so với toàn huyện, đây là địa phương có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất địa bàn.
Tại các xã như Phổ Châu, Phổ Khánh, Phổ An, Phổ Quang thì tỉ lệ hộ nghèo khá cao. Qua điều tra, cùng với số liệu minh chứng cho thấy đây là những địa phương thuộc vùng bãi ngang ven biển, điều kiện sản xuất và đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn.
Có thể đưa ra một số nhận định về nguyên nhân cơ bản dẫn đến tỉ lệ hộ nghèo các địa phương trong huyện vẫn còn ở mức cao đó là: Thiếu tư liệu sản xuất: vốn đất, tư liệu sản xuất, gia đình đông con, nhiều người phụ thuộc, bộ phận không biết làm ăn đau ốm hoặc có tâm lí chay lười, sống dựa vào phụ cấp và trợ cấp xã hội… Bên cạnh đó, các địa phương này điều kiện cơ sở hạ tầng còn hạn chế, công tác tuyên truyền về chính sách vay vốn hỗ trợ người dân thoát nghèo còn khó khăn. Nhìn chung, công cuộc giảm nghèo ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, ngoài việc giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống mức thấp thì mức sống của người dân được nâng cao rõ rệt trong thời gian qua. Tuy nhiên, tỉ lệ hộ nghèo giữa các địa phương còn có sự chênh lệch khá lớn. Do đó, trong thời gian tới chính quyền cần có nhiều chính sách, hỗ trợ người dân để họ có động lực tham gia sản xuất vươn lên thoát nghèo, rút ngắn khoảng cách và từng bước cải thiện đời sống.