Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu 00050008204 (Trang 50 - 55)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Môi trường vĩ mô

3.2.1.1. Môi trường kinh tế

Kinh tế Việt Nam có nhiều biến động liên tục, trong 9 tháng đầu năm 2016, một số chỉ tiêu kinh tế có ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh của công ty Vitas bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và tình hình về thị trường tài chính. Cụ thể như sau:

a. Về tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước, 9 tháng đầu năm 2016 tăng 5,93%. Khu vực nông nghiệp đang phục hồi, 9 tháng tăng 0,65% (quý I giảm 1,23%, 6 tháng giảm 0,18%). Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,2%. Khu vực dịch vụ tăng 6,66%, cao hơn cùng kỳ. Khách quốc tế đạt 7,26 triệu lượt, tăng 25,7%, cả năm đạt khoảng 9,6 triệu. Tăng trưởng kinh tế cả năm ước đạt 6,3 - 6,5%.

b. Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng đầu năm 2016 tăng 3,14%, cả năm ước tăng khoảng 4%.

c. Tình hình tài chính

Nợ xấu tiếp tục được xử lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống. Tín dụng đối với nền kinh tế đến nay tăng 11,24%. Một số tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất huy động và cho vay khoảng

0,5 - 1,5%. Tỷ giá và thị trường ngoại tệ, thị trường vàng ổn định; dự trữ ngoại hối đạt trên 40 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.

Từ đầu năm 2016, Chính phủ đã quản lý chặt chẽ, chống thất thu ngân sách, chuyển giá, giảm nợ đọng thuế và tăng cường kiểm soát, tiết kiệm chi Ngân sách nhà nước. Tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 70,8% dự toán; ước cả năm tăng 2,4%; bội chi giữ bằng mức Quốc hội thông qua (theo giá trị tuyệt đối).

Huy động vốn cho đầu tư phát triển được đẩy mạnh. Trong 9 tháng đầu năm 2016, vốn FDI thực hiện tăng 12,4%; vốn ODA và vay ưu đãi giải ngân đạt khoảng 2,7 tỷ USD. Mức vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 63% GDP, cao nhất từ trước đến nay; vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tăng mạnh. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước cả năm đạt 32,5% GDP (kế hoạch là 31,5%).

(Nguồn: Các số liệu được trích dẫn trong báo cáo tổng kết 9 tháng đầu năm 2016 của Tổng cục thống kê)

3.2.1.2. Môi trường chính trị - luật pháp

a. Quản lý của Nhà nước đối với việc nhập khẩu và kinh doanh rượu vang

Khi nhập khẩu rượu, công ty phải thực hiện quy định tại Điều 20 Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/ 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu, cụ thể:

1. Rượu nhập khẩu bao gồm rượu thành phẩm đóng chai, hộp, thùng… để tiêu thụ ngay và rượu dưới dạng bán thành phẩm và phụ liệu dùng để pha chế thành rượu thành phẩm tại Việt Nam.

2. Chỉ có doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu mới được nhập khẩu trực tiếp rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Doanh nghiệp nhập khẩu rượu bán thành phẩm và phụ liệu dùng để pha chế thành rượu thành phẩm chỉ được bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu.

3. Rượu nhập khẩu phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi nhập khẩu và phải được cấp “Thông báo kết quả xác

nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng theo các quy định hiện hành.

4. Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế. Ngoài các chứng từ xuất trình cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu theo quy định, thương nhân nhập khẩu phải xuất trình thêm Giấy chỉ định hoặc ủy quyền là phân phối, nhà nhập khẩu của chính hãng sản xuất, kinh doanh hoặc hợp đồng đại lý của hãng sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó.”

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu: thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương “Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu”, cụ thể:

Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu lập 02 (hai) bộ hồ sơ, 01 (một) bộ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp phép, 01 bộ lưu tại doanh nghiệp. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu theo Mẫu tại Phụ lục 27 kèm theo Thông tư 60.

2. Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế.

3. Bản cam kết do doanh nghiệp tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các cửa hàng kinh doanh và kho hàng của mình.

4. Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thủ tục hải quan nhập khẩu:

Về thủ tục hải quan, việc nhập khẩu được quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Đối với thủ tục nhập khẩu rượu, được quy định rõ tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về sản xuất, kinh doanh rượu. Trong đó: Khi làm thủ tục nhập khẩu ngoài các chứng từ phải nộp theo quy

định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, thì còn phải xuất trình thêm Giấy chỉ định hoặc ủy quyền là phân phối, nhà nhập khẩu của chính hãng sản xuất, kinh doanh hoặc hợp đồng đại lý của hãng sản xuất, kinh doanh. Đồng thời khi nhập khẩu rượu, công ty phải đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi nhập khẩu và phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu”.

Về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, theo Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, quy định: “Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng thuộc phạm vi quản lý.” Do đó, khi nhập khẩu lô hàng rượu vang phải đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm với Bộ Công Thương.

- Về thuế nhập khẩu:

Hiện nay thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước nằm trong Phụ lục I “Danh sách các nước và vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại hàng hóa với Việt Nam” tại Công văn số 0622/BTM-PC “v/v cập nhật danh sách các nước và vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc và ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại hàng hóa với Việt Nam” (trong đó có Mỹ) được áp dụng theo quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính. Theo quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư này thì thuế suất thuế nhập khẩu các loại rượu vang là 50%.

- Về thuế VAT: Theo quy định tại Biểu thuế GTGT theo danh mục hàng hóa của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 của Bộ Tài chính, thuế VAT đối với rượu các loại là 10%;

- Về thuế TTĐB: Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 70/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội khóa XIII áp dụng từ ngày 01/01/2016, thuế suất như sau:

+ Rượu từ 20 độ trở lên: 50% + Rượu dưới 20 độ: 30%

b. Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật

Các tiêu chuẩn kĩ thuật được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm hạn chế việc nhập khẩu loại hàng hóa đó vào trong nước. Nếu hàng hóa nào mà không đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật thì sẽ không được phép xuất khẩu hàng hóa đó. Tiêu chuẩn kỹ thuật bao gồm: những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch, tiêu chuẩn đo lường, bao bì đóng gói...

Theo quy định của Chính phủ, chỉ được kinh doanh tiêu thụ trên thị trường những loại rượu có nhãn hàng hóa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ y tế, đã được dán tem nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, theo quy định của Bộ tài chính thì rượu có độ cồn thấp dưới 40 độ sẽ được dán tem mầu xanh ghi, còn rượu có độ cồn trên 40 độ sẽ phải dán tem mầu vàng. Theo Bộ Tài chính, thông qua sự khác biệt rõ ràng giữa hai loại tem có thể sớm phát hiện và ngăn chặn tình trạng một số đơn vị nhập khẩu nhập nhằng trong nộp các loại thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt đối với các lô hàng rượu ngoại nhập về.

3.2.1.3. Môi trường văn hóa – xã hội

Trong khoảng 1 thập kỷ trở lại đây, xu hướng sử dụng rượu vang của người Việt tăng mạnh hơn bao giờ hết, đặc biệt nhều gia đình còn thưởng thức rượu vang trước mỗi bữa ăn. Việc ý thức được những lợi ích của rượu vang, cùng với giá cả rượu vang ngày càng hợp lý, khiến nhu cầu về đồ uống này ngày một cao.

Trước đây, rượu vang được coi là thức uống xa xỉ, chỉ giới thượng lưu mới uống. Còn lại, đại đa số người Việt vẫn ưa dùng rượu gạo, rượu nếp, rượu ngô truyền thống. Tuy nhiên, ngày nay, cùng với kinh tế phát triển và giao thương ngày càng mở rộng, xu hướng “sính rượu ngoại” đã trở nên phổ biến hơn. Rượu vang được chứng minh có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe: giúp ngăn ngừa lão hóa, chống

béo phì, giảm nguy cơ ung thư, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp. Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới, mỗi bữa uống từ 1-2 ly rượu vang đỏ sẽ giúp tiêu hóa tốt và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Mặc dù xu hướng sử dụng rượu vang của Việt Nam đã trở nên phổ biến nhưng so với các nước phát triển khác thì vẫn còn khá thấp. Tại các nước châu Âu, một người Pháp trung bình tiêu thụ từ 30-50 lít rượu vang/năm, trong khi đó, lượng tiêu thụ rượu vang của người Việt chỉ đạt 250ml/người, trung bình chỉ khoảng 1 ly/người/năm.

Một phần của tài liệu 00050008204 (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w