Môi trường ngành

Một phần của tài liệu 00050008204 (Trang 55 - 60)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Môi trường ngành

Việt Nam không chỉ là thị trường tiêu thụ rượu bia hàng đầu thế giới, những năm gần đây, rượu vang là sản phẩm được nhiều người quan tâm, sử dụng, các thương hiệu hàng đầu thế giới… đã tìm tới, phải cạnh tranh nhau khốc liệt.

Việt Nam được xem là đất nước của rượu, bia, bởi sức tiêu thụ lớn. Và hơn 10 năm qua, khi kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân tăng lên, người Việt đã hướng sự quan tâm tới rượu vang – một thức uống đẳng cấp của phương Tây, lại tốt cho sức khỏe (điều mà ngày càng nhiều người đặc biệt quan tâm). Chính vì vậy, các thương hiệu vang nổi tiếng thế giới vốn đã nhiều ở Việt Nam, lại tăng nhanh, mạnh.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2012-2015, rượu vang nhập khẩu đã tăng khoảng 20%/năm, riêng năm 2014 thì tăng đột biến, lên tới 35% so với 2013 (tổng kim ngạch nhập khẩu là 53,2 triệu USD).

Cũng bởi vậy, mặc cho khủng hoảng kinh tế, số lượng rượu vang đến từ các nước “cường quốc rượu vang” như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Chile, Mỹ cứ tăng dần hằng năm. Theo dự báo, tỉ lệ tăng trưởng của vang nhập vẫn rất cao, khoảng 10% cho tới 2018.

3.2.2.1. Các đối thủ cạnh tranh

Là những doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu rượu vang trong ngành. Hiện nay các đối thủ cạnh tranh của VITAS chủ yếu tới từ thị trường miền Bắc, đặc biệt là các doanh nghiệp tại Hà Nội. Trong các đối thủ cạnh tranh của VITAS thì nổi bật có 08 doanh nghiệp sau:

Công ty CP VinCorp, Công ty TNHH Đa Lộc, công ty CP Phân phối Tấn Khoa, công ty TNHH Thương mại xây dựng Việt Ý, công ty TNHH Malthop Việt Nam, công ty CP Thương mại dịch vụ Hoàng Đế, công ty CP Thương mại dịch vụ và đầu tư Quốc tế Ý - Việt, Công Ty CP đầu tư và thương mại Tuấn Thanh.

Những đối thủ cạnh tranh này cùng với công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổng hợp Quốc tế Việt Nam đang chiếm khoảng 90% thị phần tiêu thụ sản phẩm rượu vang nhập khẩu tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Thị phần cụ thể được phân bổ như sau:

Biểu đồ 3.3. Thị phần các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối rượu vang khu vực miền Bắc năm 2015

VITAS 2,51,5 VinCorp 9,4 16,2 Đa Lộc 5,3 Tấn Khoa Việt Ý 7,6 18,1 Malthop 9,8 Hoàng Đế Ý - Việt Tuấn Thanh 10,2 19,4 Khác

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường năm 2015 phòng Marketing)

Dựa vào biểu đồ 3.3. có thể nhận thấy thị phần của công ty VITAS chiếm khá cao trong hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu rượu vang trên thị trường miền Bắc với 16,2%, xếp thứ ba và đứng sau công ty CP Vincorp và công ty TNHH Đa Lộc.

Thị phần lớn mạnh nhất hiện nay trên thị trường rượu vang nhập khẩu thuộc về công ty Đa Lộc. Đa Lộc là công ty tư nhân đầu tiên có giấy phép nhập khẩu và phân phối trực tiếp rượu vang của Bộ Công Thương từ tháng 8 năm 1995, tính đến nay Đa Lộc có hơn 700 loại rượu vang và rượu mạnh được chọn lọc kĩ càng từ các nhà sản xuất rượu trên khắp thế giới, bao gồm cả những thương hiệu lớn nổi tiếng lẫn những thương hiệu tư nhân nhỏ nhưng chú trọng cao về chất lượng. Đây là

doanh nghiệp Việt Nam nhưng mang đậm tính quốc tế với nhà cung cấp đến từ 4 lục địa, nhân viên từ nhiều quốc gia khác nhau, tham gia tất cả các phân khúc thị trường.

Đứng thứ hai về thị phần là công ty CP VinCorp. Được thành lập năm 2005 hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các loại rượu vang nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới như Pháp, Úc, Chi lê, Argentina, New Zealand… VinCorp được đánh giá cao nhất ở hệ thống phân phối cùng danh mục sản phẩm theo định hướng phân khúc từ tầm trung tới cao cấp.

Xếp sau VITAS về thị phần là công ty CP Phân phối Tấn Khoa, công ty TNHH Thương mại xây dựng Việt Ý, công ty TNHH Malthop Việt Nam. Các công ty này chiếm một phần không nhỏ thị phần và ngày càng được đầu tư về chiến lược phát triển. Các công ty còn lại chiếm phần nhỏ nhưng cũng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổng hợp Quốc tế Việt Nam trên thị trường rượu vang nhập khẩu.

3.2.2.2. Khách hàng

Với mức độ phát triển nhanh chóng của xã hội thì mức sống của người dân cũng ngày càng một nâng cao do đó nhu cầu của người dân cũng luôn được thay đổi, theo thống kê thì số lượng người tiêu thụ rượu vang gia tăng theo từng năm.

Đồng thời xuất phát từ sự nâng cao nhận thức về sức khoẻ, hiện nay xu hướng có sự chuyển dịch từ các loại thức uống có cồn nồng độ cao (các loại rượu mạnh) sang các loại thức uống có nồng độ cồn thấp hơn như rượu vang. Một điều quan trọng nữa trong nhận thức người tiêu dùng nữa là khi mức sống và thu nhập tăng lên thì người dân cũng có khuynh hướng chuyển sang các loại thức uống có thương hiệu, có sự đảm bảo về nguồn gốc và chất lượng sản xuất thay vì các loại thức uống tại nhà và không rõ xuất xứ. Với tình hình cạnh tranh về sản phẩm diễn ra gay gắt như hiện nay, thì phân khúc phổ thông được các công ty cố gắng khai thác một cách có hiệu quả và có chất lượng cao. Tuy nhiên thì lượng khách hàng tuy ổn định, nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng này.

3.2.2.3. Nguồn cung ứng

Rượu vang là thức uống truyền thống nổi tiếng của nhân loại. Hiện trên thế giới ước lượng có hơn 120 nghìn nhãn hiệu vang khác nhau, ở Việt Nam ước tính cũng có trên 40 nghìn loại rượu vang đã và đang có mặt. Người ta phân các vùng sản xuất rượu vang như sau:

1. Vang của các nước sản xuất vang truyền thống (gọi là Old World wines – vang thế giới cũ). Bao gồm các nước như: Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

2. Vang của các nước sản xuất rượu vang sau này (gọi là New World wines – Vang thế giới mới). Bao gồm các nước như: Úc, Chile, Mỹ, Argentina, Nam Phi,… Trong khi rượu vang của các nước sản xuất rượu vang truyền thống hiện chỉ có vang Pháp nổi tiếng tại Việt Nam nhưng với New world wines hiện có rất nhiều loại vang đang phát triển mạnh tại Việt Nam như vang Chile và Úc, Argentina, Nam Phi… Tỉ lệ % của vang các nước được nhập vào Việt Nam tính đến cuối năm 2015 như sau:

- Pháp 22% - Chi Lê 38% - Úc gần 11%

- Khoảng 29% còn lại được chia cho một số nước như: Ý, Tây Ban Nha, Nam Phi, Mỹ, Argentina, Bồ Đào Nha, Đức….

Trong quá trình hình thành và phát triển kinh doanh, công ty VITAS luôn cố gắng mở rộng mối quan hệ bạn hàng với các nhà cung cấp rượu vang nước ngoài nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp. Hiện nay VITAS nhập khẩu rượu từ 8 quốc gia, trong đó Nam Phi, Chi Lê, Pháp và Mỹ là các thị trường nhập khẩu chính. Kim ngạch nhập khẩu rượu vang của VITAS theo từng thị trường cụ thể tại biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.4. Thị trường nhập khẩu công ty VITAS 16000 Đơn vị: Triệu VNĐ 14000 14389 12000 ng ạc h 10000 9263 9182 8000 K im 6000 6890 5375 4963 3632 3601 4000 2965 3284 2312 2024 1274 1628 2000 987512 847 769 1120 723 0

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Jun-16

Năm

Nam Phi Chi Lê Pháp Mỹ Tổng KN Linear (Tổng KN)

(Nguồn: Báo cáo XNK công ty Vitas năm 2013, 2014, 2015, 06/2016)

Nếu như năm 2013, Nam Phi vẫn là thị trường lớn nhất của Vitas thì những năm sau đó, thị phần nhập khẩu từ thị trường này đã sụt giảm xuống vị trí thứ 2. Trong hơn 2 năm qua, Chi Lê đã trở thành thị trường lớn nhất cung cấp rượu vang cho VITAS. Bởi lẽ, thị trường Việt Nam rất ưa chuộng những sản phẩm vang Chi Lê. Đây gần như là thương hiệu lớn trên thị trường, không riêng VITAS mà hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu rượu vang đều coi vang Chi Lê là sản phẩm chủ lực.

Mặc dù không còn là thị trường chính nhưng Nam Phi vẫn là thị trường mà Vitas theo đuổi ngay từ ngày đầu thành lập bởi lẽ những dòng sản phẩm độc quyền mà công ty ký kết với đốc tác Fairview Wines vẫn đang bán khá tốt. Tốc độ tăng trưởng khá đều.

Hai thị trường Pháp và Mỹ chiếm tỷ trọng khoảng 10% kim ngạch nhập khẩu của công ty. Mặc dù vang Pháp rất nổi tiếng nhưng do sự cạnh tranh mạnh trên thị trường nên công ty đang có chiến lược tập trung vào vang Chi Lê nhiều hơn.

3.2.2.4. Sản phẩm thay thế

Như đã trình bày ở trên, xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam đang dần chuyển sang các loại thức uống có cồn nhẹ, trong đó, bia là sản phẩm thay thế cao nhất đối với rượu vang. Theo Báo cáo của Hiệp hội Bia rượu Nước giải khát Việt

Nam (VBA) cho biết, năm 2015, sản lượng sản xuất và tiêu thụ bia ở Việt Nam đạt 3,4 tỷ lít, tăng 10% so với năm trước và gần 41% so với 2010. Trong đó, riêng Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đạt 1,5 tỷ lít, số còn lại thuộc về các doanh nghiệp khác. Theo lãnh đạo VBA, do cạnh tranh lớn trên thị trường nên so với giai đoạn 2005-2010 tốc độ tăng trưởng của ngành Bia rượu và Nước giải khát hiện đã giảm. Năm 2015, các doanh nghiệp đóng góp cho ngân sách khoảng 30.000 tỷ đồng, thấp hơn năm 2014.

Một phần của tài liệu 00050008204 (Trang 55 - 60)