7. Kết cấu luận văn
1.4.5. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ
Dòng lưu chuyển tiền của DN phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa DN
với các bên có liên quan thông qua phương tiện giao dịch trao đổi thực tế bằng tiền và được phản ánh qua chỉ tiêu: Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ.
Lưu chuyển Lưu chuyển Lưu chuyển Lưu chuyển tiền thuần = tiền thuần từ + tiền thuần từ + tiền thuần từ
trong kỳ HĐKD HĐĐT HĐTC
Chỉ tiêu này bị tác động bởi ba nhân tố là:
+ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
+ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
+ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
Chỉ tiêu này xảy ra một trong ba khả năng: dương, âm và bằng 0.
Lưu chuyển tiền từ HĐKD âm (thu < chi): thể hiện số tiền chi ra mua
nguyên vật liệu dự trữ, hàng hóa, chi thường xuyên... lớn hơn số tiền thu về từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nếu lưu chuyển tiền từ HĐKD
dương thì ngược lại. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh là hoạt động chính
trong DN nên trong một thời gian dài cần thiết phải tạo ra dòng tiền dương
thì DN mới có khả năng tồn tại. Tức là tiền thu từ bán hàng phải lớn hơn bỏ
ra trong kỳ, DN làm ăn có hiệu quả.
Lưu chuyển tiền từ HĐĐT âm (thu < chi): thể hiện quy mô đầu tư của DN mở rộng. Vì đây là kết quả của số tiền chi ra từ đầu tư mua sắm tài sản, góp vốn liên doanh... Ngược lại, lưu chuyển tiền từ HĐĐT dương có nghĩa là quy mô đầu tư của DN đang thu hẹp vì đây là kết quả của việc bán tài sản cố định, thu hồi vốn đầu tư nhiều hơn số tiền chi ra để mở rộng đầu tư.
Lưu chuyển tiền từ HĐTC âm (thu < chi): thể hiện quy mô đầu tư ra bên ngoài của DN mở rộng (chi để mua cổ phiếu, chi trả nợ gốc vay...). Ngược lại, lưu chuyển tiền từ HĐTC dương thể hiện lượng vốn cung ứng
Khi lưu chuyển tiền thuần từ mỗi hoạt động bằng 0 tức là DN đã cân đối thu chi của hoạt động đó trong kỳ. Nhà phân tích sử dụng phương pháp so
sánh kỳ này với các kỳ trước để đánh giá xu hướng biến động của dòng lưu
chuyển tiền.