7. Kết cấu luận văn
1.4.1. Phân tích tình hình tài sản và tình hình nguồn vốn
1.4.1.1. Phân tích tình hình tài sản
Phân tích tình hình tài sản cần xem xét đến cơ cấu và sự biến động của tài sản giúp cho việc đánh giá quy mô tài sản của DN, mức độ đầu tư cho từng loại tài sản, từng lĩnh vực hoạt động. Qua đó thấy được sự biến động về chính sách đầu tư, quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh và năng lực hoạt động
của DN. Việc phân tích tình hình tài sản của DN thông qua việc so sánh giữa số cuối kỳ và số đầu kỳ cả về số tuyệt đối và số tương đối, sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu sau:
- Các chỉ tiêu tài sản trên Bảng cân đối kế toán - Tỷ trọng của từng loại tài sản (TS)
Tỷ trọng từng = Giá trị từng loại tài sản x 100%
loại tài sản Tổng giá trị tài sản [12] Phân tích sự biến động tài sản ngoài việc so sánh sự biến động trên tổng số và từng loại tài sản (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho…) giữa kỳ phân tích với kỳ gốc để xác định chênh lệch tuyệt đối và tương đối của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản,
còn tính ra và so sánh tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số. Qua đó thấy được quy mô sản xuất kinh doanh, năng lực sản xuất kinh doanh, tình
hình sử dụng vốn của DN trong kỳ cũng như thấy được xu hướng biến động và mức độ hợp lý của việc phân bổ.
Cơ cấu tài sản của DN phụ thuộc:
- Đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm quy trình công nghệ,
chu kỳ sản xuất kinh doanh, tiến bộ khoa học kỹ thuật, thị trường đầu vào, thị trường đầu ra...
- Trình độ quản lý của DN, chiến lược kinh doanh của DN và chính sách đầu tư của Nhà nước.
- Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh, thị trường đầu vào, thị trường đầu ra...
-Trình độ quản lý, chiến lược kinh doanh của DN và chính sách đầu tư của Nhà nước.
1.4.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn
Phân tích tình hình nguồn vốn cần xem xét đến cơ cấu và sự biến động nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tổ chức huy động vốn, khả năng tự chủ
hay phụ thuộc về tài chính của DN. Để phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn, sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu sau:
- Các chỉ tiêu nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán - Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn
Tỷ trọng từng Giá trị của từng loại nguồn vốn
= x 100% [12]
loại nguồn vốn Tổng giá trị nguồn vốn
Phân tích sự biến động của nguồn vốn là xem xét tình hình tăng giảm của tổng nguồn vốn, từng loại nguồn vốn thông qua việc so sánh giữa cuối kỳ
với đầu kỳ của từng chỉ tiêu nguồn vốn cả số tuyệt đối. Qua đó đánh giá được quy mô nguồn vốn huy động và DN huy động vốn từ những nguồn vốn nào, việc huy động vốn đó có đáp ứng nhu cầu về vốn cho qua trình sản xuất kinh doanh hay không?
Phân tích cơ cấu nguồn vốn được tiến hành bằng cách xác định tỷ
trọng từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn và so sánh tỷ trọng từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ, căn cứ vào kết quả so sánh được
để đánh giá cơ cấu nguồn vốn và sự thay đổi cơ cấu và đánh giá được
chính sách huy động vốn của DN trong kỳ.
Cơ cấu và sự biến động của các chỉ tiêu nguồn vốn phụ thuộc vào:
- Chính sách huy động vốn của DN mục tiêu cấu trúc tài chính, chi
phí sử dụng vốn, nhu cầu tài trợ, khả năng thanh toán, khả năng huy động
đối với từng nguồn...
- Kết quả hoạt động kinh doanh, chính sách phân phối lợi nhuận.