Một số tiêu chí đánh giá chính sách

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách giảm phát thải khí nhà kính của việt nam (Trang 32 - 33)

Đánh giá chính sách mang tính chất quy phạm pháp luật, cho nên các tiêu chí sau đƣợc xem là yếu tố cơ bản cần sử dụng khi tiến hành đánh giá một chính sách môi trƣờng. Có ba nhóm tiêu chí đƣợc thảo luận là: nhóm tiêu chí chung, nhóm tiêu chí liên quan đến tính dân chủ và nhóm tiêu chí liên quan đến tính kinh tế[19,20].

Nhóm tiêu chí chung

 Tính thích hợp: để đánh giá tiêu chí này cần phải trả lời câu hỏi: Có phải những mục tiêu của chính sách đề cập đến những vấn đề môi trƣờng chính?  Tính tác động: câu hỏi đặt ra khi đánh giá tiêu chí này là: Ngƣời ta có thể xác

định những tác động do các chính sách và việc thực hiện nó gây ra? Tất cả các tác động có thể xem nhƣ nằm trong khuôn khổ của tiêu chí này, bất chấp chúng xảy ra trong hay ngoài mục tiêu;

 Tính hiệu quả: Những kết quả nhận đƣợc đáp ứng với mục tiêu định trƣớc của chính sách ở mức độ nào? Đây là một tiêu chí có thể hạn chế đƣợc những tác động dự kiến trong vòng mục tiêu;

 Tính bền vững: Có phải những tác động duy trì theo hƣớng mà chúng có một tác động kéo dài lên tình trạng môi trƣờng? Qua tiêu chí này những tác động bên ngoài vùng mục tiêu và những tác động không mong đợi có thể tạo ra những vấn đề mới cần đƣợc xem xét;

 Tính linh hoạt: Liệu chính sách có thể có hiệu quả khi điều kiện, hoàn cảnh thay đổi? Do tính phức tạp của các yếu tố môi trƣờng, nhiều yếu tố bên ngoài

ảnh hƣởng đến kết quả và thƣờng xuyên thay đổi cho nên tính linh hoạt trong quá trình đánh giá chính sách cũng là một tính năng quan trọng;

 Khả năng dự báo: Có phải việc quản trị, các sản phẩm và các kết quả của chính sách có thể thấy trƣớc? Từ đó có sự điều chỉnh đối với chính sách.

Nhóm ti u chí li n qu n đến tính dân chủ:

 Tính hợp pháp: Những cá nhân, các cơ quan, các tổ chức quan tâm, công ty chấp nhận chính sách môi trƣờng ở mức độ nào?

 Tính minh bạch: Các sản phẩm, kết quả và quá trình thực hiện các chính sách môi trƣờng đƣợc quan sát ở mức độ nào đối với ngƣời ngoài cuộc?

 Tính công bằng: Kết quả và chi phí của chính sách môi trƣờng đƣợc phân phối nhƣ thế nào? Có phải tất cả có khả năng nhƣ nhau để tham dự và ảnh hƣởng đến quá trình quản trị?

Nhóm tiêu chí li n qu n đến tính kinh tế:

 Hiệu suất (chi phí – lợi ích): Có phải những lợi ích mang lại tƣơng xứng với chi phí?

 Hiệu suất (chi phí – hiệu quả): Có phải kết quả biện minh đƣợc cho việc sử dụng tài nguyên?

Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả sẽ thực hiện đánh giá tính hiệu quả của chính sách môi trƣờng dựa trên việc thiết lập tiêu chí để so sánh mức độ hiệu quả giữa trƣớc và sau khi ban hành văn bản pháp luật.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách giảm phát thải khí nhà kính của việt nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)