3.2.3.1. Tiêu chí đánh giá
Trong luận văn này, tiêu chí thực hiện đánh giá tính hiệu quả trong việc triển khai chính sách phát triển điện gió bao gồm:
Số lƣợng nhà đầu tƣ tham gia đầu tƣ vào thị trƣờng điện gió tại Việt Nam;
Số dự án điện gió đầu tƣ tại Việt Nam sau khi có cơ chế tài chính hỗ trợ điện gió;
Tổng công suất lắp đặt của các dự án điện gió.
3.2.3.2. Đánh giá kết quả
a. Số lượng nhà đầu tư th m gi đầu tư vào thị trường điện gió Việt Nam
Kể từ khi có Quyết định số 37/2011/QD/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành ngày 29/06/2011 quy định về Cơ chế hỗ trợ phát triển các Dự án Điện gió tại Việt Nam, số lƣợng nhà đầu từ vào thị trƣờng điện gió đã gia tăng đáng kể. Tính đến thời
điểm tháng 7/2012, đã có khoảng 30 nhà đầu tƣ vào thị trƣờng điện gió Việt Nam. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với thị trƣờng điện gió Việt Nam.
Ngoài ra, một số nhà cung cấp thiết bị lớn điện gió lớn cũng có mặt ở Việt Nam nhƣ: Fuhrlaender (CHLB Đức), Vestas (Đan Mạch), và GE (Mỹ), còn có các nhà cung cấp khác cũng đang thể hiện sự quan tâm đến thị trƣờng Việt Nam nhƣ Gamesa (Tây Ban Nha), Nordex (CHLB Đức), IMPSA (Agentina), Sany, Shanghai Electric và GoldWind (Trung Quốc)…
Một tín hiệu đáng mừng cho thị trƣờng điện gió Việt Nam, đó là sự góp mặt của một số nhà máy sản xuất tuabin gió và cột cho tuabin gió (wind tower) nhƣ:
Tập đoàn GE Mỹ có nhà máy sản xuất máy phát cho tuabin gió đặt tại khu công nghiệp Nomura, thành phố Hải Phòng (vốn đầu tƣ lên tới 61 triệu USD);
Công ty Fuhrlaender Đức cũng đang dự định xây dựng nhà máy sản xuất tuabin gió ở Bình Thuận (vốn đầu tƣ là 25 triệu USD);
Công ty TNHH CS Wind Tower14 (100% vốn đầu tƣ của Hàn Quốc) ở khu công nghiệp Phú Mỹ1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đang sản xuất và xuất khẩu tháp gió.
Công ty TNHH Công nghiệp Nặng VINA HALLA15 (100% vốn đầu tƣ của Hàn Quốc) ở khu công nghiệp Mỹ Xuân B1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Năng lực sản xuất hàng năm của công ty là khoảng 400 tháp gió và đƣợc xuất khẩu đi các thị trƣờng nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Bỉ, Brazil, Hoa Kỳ, cung cấp cho các dự án ở Hàn Quốc, Ả Rập Saudi, Ai Cập, Indonesia, Philippines, Hoa Kỳ, và Việt Nam;
Công ty TNHH một thành viên tháp UBI16 (UBI Tower Sole Membe Co., Ltd.; 100% vốn của Việt Nam) đặt ở xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dƣơng. Năng lực sản xuất hàng năm của công ty là 300 cột tháp và đƣợc xuất khẩu ra các thị trƣờng Đức (15 cột tháp năm 2011), Ấn Độ (35 cột tháp năm
b. Số dự án điện gió đầu tư tại Việt Nam s u hi có cơ chế tài chính hỗ trợ
Chính phủ Việt Nam đã dành sự chú ý nhiều hơn nữa để phát triển điện gió nhằm bù đắp một phần tình trạng thiếu điện. Hiện nay, có khoảng 48 dự án điện gió với quy mô công suất từ 6 MW đến 150 MW đang trong các giai đoạn triển khai khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một dự án điện gió đấu nối lƣới điện quốc gia với chủ đầu tƣ là Công ty Cổ phần Năng lƣợng Tái tạo Việt Nam (REVN) tại tỉnh Bình Thuận. Dự án đã lắp đặt thành công 20 tua bin gió với công suất 1.5 MW/tuabin và đã đƣợc đấu nối hoàn toàn vào hệ thống lƣới điện quốc gia vào tháng 3 năm 2011. Với sự ra đời của quyết định 37/2011/QĐ-TTg, các dự án điện gió đã có những bƣớc phát triển. Tuy nhiên sự phát triển này vẫn chủ yếu trên giấy tờ, các doanh nghiệp, chủ đầu đăng ký dự án nhƣng vẫn chƣa triển khai xây dựng. Tính đến thời điểm tháng 7/2012, Việt Nam có 48 dự án điện gió đăng ký đầu tƣ tuy nhiên trên 70% các dự án này đang ở trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng. Thông tin cụ thể về các dự án điện gió ở Việt Nam đƣợc trình bày cụ thể ở biều đồ tại hình 3-9:
Hình 3-9. Trạng thái của các dự án điện gió tại Việt Nam
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ trang http://www.windenergy.org.vn 43.75% 4.17% 2.08% 4.17% 2.08% 2.08% 12.50% 2.08% 4.17% 2.08% 20.83%
Trạng thái các dự án điện gió tại Việt Nam
Báo cáo đầu tư
Đang xây dựng
Chuẩn bị nối lưới Chứng nhận đầu tư Đã hoạt động
Đệ trình báo cáo Đo gió
Nghiên cứu khả thi
Thiết kế cơ sở
Thiết kế kỹ thuật không có thông tin
Các dự án điện gió nối lƣới tập trung chủ yếu ở những vùng ven biển phía nam, đặc biệt ở hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Trong năm 2010, có 37 dự án điện gió trên khu vực này, thuộc về 30 chủ đầu tƣ và đang ở trong các giai đoạn triển khai khác nhau với tổng công suất đăng ký là 3.837 MW. Phân bố dự án điện gió tại Việt Nam đƣợc đƣa ra trong hình 3-10:
Hình 3-10. Phân bố các dự án điện gió ở Việt Nam
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ trang http://www.windenergy.org.vn
c. Tổng công suất lắp đặt điện gió
Tính đến thời điểm năm 2012 công suất lắp đặt điện gió của của Việt Nam mới chỉ là 31MW, trong khi con số này của năm 2008 là 1MW, năm 2009 là 9MW. Đây là con số rất khiêm tốn so với tiềm năng điện gió của Việt Nam. Quyết định 37/2011/QĐ-TTg ra đời chƣa có tác động thật sự lớn đến thị trƣờng điện gió Việt Nam. Hình 3-11 đƣa ra công suất lắp đặt điện gió tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010: 6.25% 2.08% 4.17% 6.25% 29.17% 4.17% 2.08% 2.08% 2.08% 27.08% 8.33% 2.08% 4.17%
Phân bố dự án điện gió tại Việt Nam
Bà Rịa Vũng Tàu Bạc Liêu Bến Tre Bình Định Bình Thuận Cà Mau Gia Lai Lâm Đồng Lạng Sơn
Hình 3-11. Công suất lắp đặt điện gió ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ trang http://www.windenergy.org.vn
3.2.3.3. Những vấn đề cần nghiên cứu thêm
Do không đủ số liệu và tài chính nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu và đánh giá tính hiệu quả của chính sách thông qua các chỉ số thực hiện. Vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót đánh giá tính hiệu quả về khía cạnh tài chính. Luận văn sẽ hoàn thiện hơn nếu phân tích chi phí lợi ích đƣợc áp dụng để đánh giá tính hiệu quả về mặt tài chính. Kết quả phân tích SWOR cho cơ chế tài chính hỗ trợ phát triển các dự án điện gió đƣợc đƣa ra trong bảng 3-3:
Bảng 3-3. Phân tích SWOT cho cơ chế tài chính hỗ trợ phát triển các dự án điện gió
Điểm mạnh Điểm yếu
− Thể hiện sự quan tâm của Nhà nƣớc tới phát triển điện gió;
− Việt Nam có tiềm năng điện gió phong phú;
− Mức hỗ trợ là chƣa hấp dẫn các nhà đầu tƣ;
− Sự thiếu đồng bộ trong quy hoạch phát triển điện gió ở cấp trung ƣơng và địa phƣơng.
-5 0 5 10 15 20 25 30 35 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 M
Wh Công suất lắp đặt điện gió của Việt Nam giai
Cơ hội Thách thức
− Tiếp cận các nguồn vốn, các quỹ đầu tƣ từ nƣớc ngoài;
− Tiếp cận các công nghệ tiên tiến của nƣớc ngoài. Trong đó bao gồm các nhà đầu tƣ đặt các nhà máy sản xuất thiết bị điện gió tại Việt Nam.
− Sự đầu cơ đất đai dƣới dạng dự án điện gió;
− Cơ chế có nguy cơ khó thực hiện do mức hỗ trợ không hấp dẫn.
3.2.4. Kết luận
Quyết định 37/2011/QĐ-TTg ra đời đã phần nào thúc đẩy thị trƣờng điện gió ở Việt Nam phát triển. Tuy nhiên những tác động này chỉ mang tính tức thời mà chƣa tạo ra đƣợc cách mạng trong thị trƣờng điện gió ở Việt Nam. Với cơ chế tài chính hiện tại, thị trƣờng điện gió rất khó có khả năng phát triển do rào cản về chi phí đầu tƣ. Vì vậy, để phát triển nguồn điện tiềm năng này, Nhà nƣớc cần có nhiều hơn những chính sách hỗ trợ để khai thác nguồn năng lƣợng này. Một trong những biện pháp có thể thực hiện ngay trong lúc này là biện pháp thu trực tiếp từ phía khách hàng sử dụng từ 1.600 – 6.000 VND/tháng[26]. Bảng 3-4 đƣa ra biểu giá điện gió ở một số nƣớc trên thế giới:
Bảng 23-4. Biểu giá điện gió ở một số nƣớc trên thế giới (cập nhật vào ngày 20 tháng 9 năm 2011)[27]
STT Quốc gia
Gió trên đất liền Gió ngoài biển
Năm US cents/kwh Năm US cents/kwh
1 Trung Quốc (cao
nhất) 3 Đức 20 12,1 20 20,2 4 Pháp 15 11,1 15 17,5 5 Bồ Đào Nha 15 10 6 Đan Mạch (Cao nhất) 20 20 11,2 7 Hy Lạp 20 11,8 20 13,1 8 Thái Lan (> 50 kW) 10 11,6 NA 9 Phi-líp-pin (Đệ trình đề xuất 7/2011) 12 24,6 NA 10 Việt Nam 20 7,8 NA
Mặt khác để thu hút nguồn lực và kỹ thuật trong và ngoài nƣớc trong việc thúc đẩy phát triển các dự án điện gió, Nhà nƣớc Việt Nam cần tiến hành quy hoạch điện gió ở phạm vi quốc gia, ban hành hƣớng dẫn kỹ thuật và có chính sách hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ. Mặc dù vậy, các biện pháp chống đầu cơ đất đai cũng nên chú ý do các dự án điện gió phần lớn có vị trí đẹp ở ven biển. Đơn giản hóa và hiệu quả trong thủ tục hành chính cũng là điều tối cần thiết.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Các cơ chế tài chính CDM đã có những hiệu quả nhất định ở Việt Nam, thông qua đó ảnh hƣởng tích cực tới giảm phát thải KNK. Cùng với sự tăng lên không ngừng của số lƣợng công ty tƣ vấn CDM của Việt Nam và quốc tế, số lƣợng dự án đăng ký thành công cũng tăng gấp 20 lần, số CERs ban hành tăng gấp hơn 10 so với trƣớc thởi điểm ban hành quyết định. Nhƣng bên cạnh những tác động tích cực còn tồn tại những tác động tiêu cực do sự tăng lên của các dự án CDM nhƣ sự phá hủy môi trƣờng sinh thái tại vùng thực hiện các dự án thủy điện nhỏ do tài chính CDM thúc đẩy một phần.
Bên cạnh đó, việc CDM sẽ hết hiệu lực vào năm 2012 (gia hạn đến 2017) sẽ nảy sinh nhiều vấn đề đối với các dự án đang thực hiện dở dang và mất tính liên tục đối với các dự án đã đăng ký thành công. Cơ chế bù đắp song phƣơng BOCM có thể chƣa thật sự hoàn thiện nhƣng có thể là lời giải cho bài toán đang bế tắc này.
Riêng đối với lĩnh vực điện gió, cơ chế tài chính điện gió đã phần nào thúc đẩy thị trƣờng điện gió ở Việt Nam phát triển. Tuy nhiên những tác động này chỉ mang tính tức thời mà chƣa tạo ra đƣợc cách mạng trong thị trƣờng điện gió ở Việt Nam. Với cơ chế tài chính hiện tại, thị trƣờng điện gió rất khó có khả năng phát triển do rào cản về chi phí đầu tƣ.
Mặt khác, về mặt chính sách, để thu hút nguồn lực và kỹ thuật trong và ngoài nƣớc trong việc thúc đẩy phát triển các dự án điện gió, quy hoạch điện gió ở phạm vi quốc gia, ban hành hƣớng dẫn kỹ thuật và chính sách hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ là rất cần thiết, tiến hành song song với đơn giản hóa và tăng cƣờng hiệu quả trong thủ tục hành chính. Đối với những dự án điện gió có vị trí đẹp ở ven biển thì cần có các biện pháp chống đầu cơ đất đai.
Qua những nghiên cứu của mình, tác giả có đề xuất một số ý tƣởng để tiếp tục thực hiện cơ chế tín dụng Cacbon và điện gió có hiệu quả:
Đối với cơ chế tín dụng Cacbon:
− Tiếp tục tăng cƣờng năng lực và hoàn thiện thủ tục hành chính để hỗ trợ các doanh nghiệp, công ty tƣ vấn thực hiện đăng ký dự án tín dụng Cacbon với CDM EB;
− Cần thực hiện nghiêm ngặt hơn quá trình đánh giá và cấp phép thƣ phê duyệt đối với các dự án thủy điện có tác động tới môi trƣờng và hệ sinh thái, đặc biệt là các thủy điện vừa và nhỏ;
− Cần có cơ chế bối thƣờng, hỗ trợ thỏa đáng đối với các đối tƣợng thuộc vùng dự án mà không đƣợc thụ hƣởng quyền lợi khi thực hiện thƣơng mại khí thải, có sự hỗ trợ bằng tiền bán CERs trong quỹ bảo vệ môi trƣờng Việt Nam.
− Tiếp tục tiến hành nghiên cứu khả thi và tiềm năng áp dụng của cơ chế bồi đắp song phƣơng (BOCM) để khi có cơ hội tiếp cận là thực hiện liền mạch ngay sau cơ chế CDM.
Đối với năng lƣợng tái tạo
− Cần có cơ chế hỗ trợ hấp dẫn hơn để thu hút các nhà đầu tƣ trong lĩnh vực năng lƣợng tái tạo tại Việt Nam. Các chính sách khuyến khích đầu tƣ đối với đất đai, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp cần ƣu đãi hơn với các dự án này. Trong đó, một trong những biện pháp có thể thực hiện ngay để thúc đẩy ngành điện gió Việt Nam phát triển là thu trực tiếp từ phía khách hàng sử dụng từ 1.600 – 6.000 VND/tháng để đảm bảo doanh nghiệp có lãi khi tham gia đầu tƣ điện gió tại Việt Nam;
− Xây dựng quy hoạch điện gió của các địa phƣơng và trung ƣơng một cách hợp lý để đảm bảo hài hòa lợi ích phát triển kinh tế của các địa phƣơng và tính hợp lý của quy hoạch;
− Có chế tài xử lý nghiêm đối với các dự án đầu tƣ điện gió mang tính chất đầu cơ đất đai;
− Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ KHCN & MT(1997), Tổng quan năng lượng và môi trường.
2. IPCC(2007), Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability, Contribution of Working Group II to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, Cambridge University Press.
3. IPCC(1995), Climate Change 2007: IPCC Second Assessment Report.
4. IPCC(1995), Climate Change 1995: The Science of Climate Change: Summary for Policymakers and Technical Summary of the Working Group I Report.
5. Bộ Tài Nguyên Môi Trƣờng(2010), Thông báo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam cho công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu.
6. http://www2.dmu.dk/1_Viden/2_miljoe-
tilstand/3_luft/4_adaei/greenhouse_gases_en.asp, truy cập 19h ngày 01/9/2012.
7. Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 (gọi ngắn là Quy hoạch điện VII, viết tắt là QHĐVII hay TSĐVII). 8. Quyết định số 1855/QD-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ phê
duyệt Chiến lƣợc phát triển Năng lƣợng tái tạo quốc gia của Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2050.
9. Quyết định 37/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ điện gió.
10. Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tƣớng chính phủ về việc phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006-2015.
11. Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 nƣam 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt "Chiến lƣợc Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020.
12. Quyết định số 1294/QĐ-TTg ngày 1/8/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ Quyết định về việc ban hành Danh sách cơ sở sử dụng năng lƣợng trọng điểm năm 2011.
13. Quyết định số 366/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ : Về việc phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Nƣớc sạch và Vệ sinh môi trƣờng nông thôn giai đoạn 2012 – 2015.
14. Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020.
15. Quyết định 2149/QĐ-TTg năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lƣợc quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025,