Tiềm năng gió ở Việt Nam rất lớn, vƣợt trội hơn so với tiềm năng của các nƣớc láng giềng trong khu vực. Theo các kết quả đánh giá tiềm năng gió của Ngân hàng Thế giới (2001) thông qua một nghiên cứu đƣợc thực hiện cho bốn quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đƣợc xác định là quốc gia có tiềm năng gió lớn nhất so với các nƣớc láng giềng trong khu vực nhƣ Lào, Campuchia và Thái Lan. Tiềm năng năng lƣợng gió của Việt Nam đƣợc ƣớc tính vào khoảng 513.360 MW, cao hơn gấp 6 lần so với tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020. Trong đó, những khu vực hứa hẹn nhất cho phát triển điện gió chủ yếu nằm ở các vùng ven biển và cao nguyên miền Nam Trung bộ và miền Nam của Việt Nam. Cũng theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, ƣớc lƣợng khoảng 8,6% tổng diện tích lãnh thổ Việt Nam có tiềm năng gió với mức từ “cao” đến “rất cao”, phù hợp cho việc triển khai tuabin gió cỡ lớn (với tốc độ gió trên 7,0 m/s)[23]. Bảng 3-2 đƣa ra tóm lƣợc về tiềm năng năng lƣợng gió tại độ cao 80m theo Atlas tài nguyên gió mới và hình 3-8 đƣa ra tổng công suất điện gió của một số quốc gia năm 2010:
Bảng 3-2. Tóm lƣợc tiềm năng năng lƣợng gió tại độ cao 80m theo Atlas tài nguyên gió mới
Tốc độ gió trung
bình < 4 m/s 4-5 m/s 5-6 m/s 6-7 m/s 7-8 m/s 8-9 m/s > 9 m/s
Diện tích (km2) 95.916 70.868 40.473 2.435 220 20 1
Diện tích (%) 45,7 33,8 19,3 1,2 0,1 0,01 0
Tiềm năng (MW) 956.161 708.678 404.732 24.351 2.202 200 10
Nguồn: http://www.windenergy.org.vn/index.php?page=overview-2, 2012, truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2012
Hình 3-8. Tổng công suất điện gió của một số quốc gia năm 2010
Nguồn: Báo cáo GIZ, 2012.