Phƣơng pháp thực hiện đánh giá chính sách trong luận văn

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách giảm phát thải khí nhà kính của việt nam (Trang 37 - 43)

Trên cơ sở yêu cầu của luận văn và áp dụng các tiêu chí về đánh giá tính hiệu quả, tác giả đề xuất mô hình phần tính hiệu quả của chính sách môi trƣờng. Mô hình thực hiện đƣợc thực hiện theo trình tự 5 bƣớc đƣợc đƣa ra trong hình 2-3:

Hình 2-3. Quy trình thực hiện phân tích chính sách

Bước 1: Xác định m c ti u đánh giá chính sách

Mục tiêu đánh giá chính sách đƣợc xác định trong luận văn là: Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách giảm phát thải KNK ở Việt Nam. Trong đó nhóm đối tƣợng chính sách tập trung đánh giá đƣợc xác định là:

 Các chính sách cơ chế tài chính cacbon.

 Các chính sách phát triển các nguồn năng lƣợng tái tạo, năng lƣợng mới;

Bước 2: Xác định nhóm đối tượng chịu tác động của việc thực thi chính sách

Nhóm đối tƣợng chịu tác động của việc thực thi chính xác đƣợc xác định trên cơ sở tác động từ phía chính sách tới nhóm chịu tác động. Nhóm đối tƣợng chịu tác động của 2 nhóm chính sách đƣợc xác định là: Xác định nhóm đối tƣợng chịu tác động Xác định mục tiêu đánh giá Thiết lập tiêu chí đánh giá Đánh giá chính sách Kết luận và khuyến nghị

 Các chính sách cơ chế tài chính cacbon: Số công ty tham gia vào thị trƣờng tài chính cacbon tại Việt Nam; Số dự án CDM đăng ký thành công; Số chứng chỉ giảm phát thải ban hành của UNFCCC và nhận thức cộng đồng.

 Các chính sách phát triển các nguồn năng lƣợng tái tạo: Số công ty tham gia vào thị trƣờng điện gió ở Việt Nam; Số dự án điện gió đăng ký đầu tƣ và tổng lƣợng giảm phát thải từ các dự án điện gió.

Bước 3: Xây dựng các chỉ ti u/ti u chí đánh giá tính hiệu qu của chính sách.

Xây dựng tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của 2 nhóm chính sách đƣợc xây dựng trên cơ sở các nhóm đối tƣợng chịu tác động và lựa chọn tiêu chí có tính chất đo lƣờng đƣợc để đánh giá tính hiệu quả, cụ thể:

Các chính sách cơ chế tài chính cacbon (dự án CDM):

 Số lƣợng công ty tƣ vấn CDM ở Việt Nam so với năm 2007;

 Số lƣợng ý tƣởng dự án, dự án thẩm định, dự án đăng ký so với năm 2007;

 Số lƣợng CERs đăng ký của Việt Nam năm 2012 so với năm 2007;

 Tăng giảm số lƣợng lao động tham gia vào thị trƣờng CDM.

Các chính sách phát triển các nguồn năng lƣợng tái tạo (dự án điện gió):

 Số lƣợng nhà đầu tƣ tham gia đầu tƣ vào thị trƣờng điện gió tại Việt Nam;

 Số dự án điện gió đầu tƣ tại Việt Nam sau khi có cơ chế tài chính hỗ trợ điện gió;

 Tổng công suất lắp đặt của các dự án điện gió.

Bước 4: Phân tích chính sách

Phân tích tính hiệu quả của chính sách đƣợc thực hiện theo 2 phƣơng pháp:

 Đánh giá định lƣợng: Xử lý, thống kê, so sánh và đánh giá định lƣợng số liệu của năm 2007 với năm 2012 bằng phần mềm Exel;

 Đánh giá định tính: Bằng ma trận SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của 2 nhóm chính sách khi thực thi.

CHƢƠNG III. ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CỦA VIỆT NAM

Các chính sách về giảm phát thải KNK ở Việt Nam đã ít nhiều các tác động đến đời sống của ngƣời dân nhƣ thay đổi nhận thức, có kiến thức và hiểu biết về thị trƣờng tài chính Cacbon, thói quen sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lƣợng, sử dụng nhà tiêu và chăn nuôi hợp vệ sinh... Từ những thay đổi về thói quen và nhận thức đó, các chính sách về giảm phát thải KNK đã phần nào có hiệu quả, qua đó góp phần giảm phát thải KNK và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Các chính sách giảm phát thải khí nhà kính, đặc biệt là các chính sách về năng lƣợng tái tạo và năng lƣợng mới đang là mối quan tâm của toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh giá dầu leo thang và sức nóng về năng lƣợng của nền kinh tế, các chính sách về năng lƣợng luôn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp và ngƣời dân. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang rất quan tâm và khuyến khích hỗ trợ các dự án điện gió. Vì vậy luận văn này sẽ tập trung vào phân tích tính hiệu quả trong thực hiện các dự án điện gió ở Việt Nam.

Chính sách về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả ở Việt Nam chính là Chƣơng trình quốc gia về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành năm 2006 bao gồm các hoạt động khuyến khích, thúc đẩy, tuyên truyền cộng đồng, các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và các biện pháp quản lý bắt buộc nhằm thực hiện đồng bộ các hoạt động về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả trong toàn xã hội. Cho đến nay chƣơng trình đã có tác dụng tích cực trong việc hình thành những sản phẩm phẩm hàng hóa tiết kiệm năng lƣợng, phổ biến thông tin và kiến thức của ngƣời dân về hiệu quả và lợi ích của hoạt động sử dụng năng lƣợng tiết kiệm hiệu quả. Bên cạnh đó, áp dụng sản xuất sạch hơn đã phần nào giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng tại các cơ sở công nghiệp, giảm

quả của việc sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả sẽ không đƣợc phân tích do thiếu cơ sở dữ liệu.

Các chính sách về giảm phát thải KNK trong nông nghiệp đã đƣợc Việt Nam thực hiện tƣơng đối hiệu quả, đặc biệt là các dự án liên quan đến khí sinh học trong ngành chăn nuôi Việt Nam. Tính đến cuối năm 2011, chƣơng trình “khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam 2007 – 2012” đã hỗ trợ xây dựng cho ngƣời dân trên 114.000 công trình khí sinh học, cung cấp nguồn năng lƣợng sạch tƣơng đƣơng 2 800 TJ/năm[21]. Nguồn năng lƣợng này có thể thay thế 245.000 tấn phế thải nông nghiệp dùng trong đun nấu, 326.000 tấn củi, 36.000 tấn than tổ ong; 6.593 tấn dầu hoả, 39.405 MWh và 4.677 tấn khí hoá lỏng[21]. Theo thời giá tháng 11/2007, tiền nhiên liệu tiết kiệm đƣợc cho việc đun nấu và thắp sáng của 114.000 công trình khí sinh học là 591,6 tỷ đồng/năm [21]. Bên cạnh đó, càng ngày càng có nhiều công trình xử lý nƣớc thải yếm khí thu hồi Methane cấp cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn này, các chính sách giảm phát thải KNK trong ngành nông nghiệp sẽ không đƣợc đánh giá do thiếu cơ sở dữ liệu.

Các chính sách về quản lý chất thải ở Việt Nam đã phần nào tác động đến hoạt động sản xuất của ngƣời dân. Tuy nhiên xét về mức độ tác động thì các chính sách về quản lý chất thải chƣa thật sự có nhiều hiệu quả. Vì vậy trong luận văn sẽ không phân tích nhóm chính sách này.

Các chính sách cơ chế tín dụng Cacbon là một thuật ngữ tƣơng đối mới tại Việt Nam. Trải qua khoảng gần 10 năm hoạt động tại Việt Nam, các cơ chế tín dụng Cacbon đã có tác động tích cực tới hoạt động sản xuất năng lƣợng và giảm phát thải KNK ở Việt Nam. Trong phạm vi luận văn này, tác giả sẽ phân tích tính hiệu quả của cơ chế này trong quá trình thực hiện tại Việt Nam và tiềm năng áp dụng trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách giảm phát thải khí nhà kính của việt nam (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)