Đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách giảm phát thải khí nhà kính của việt nam (Trang 47 - 52)

a. Số công ty tư vấn CDM ở Việt Nam.

Kể từ khi hình thành thị trƣờng CDM ở Việt Nam, đặc biệt là sự ra đời của cơ chế tài chính CDM. Các công ty tƣ vấn CDM đã phát triển mạnh mẽ. Tính đến thời điểm tháng 7/2012, số lƣợng công ty tƣ vấn CDM có văn phòng đại diện, hoặc có đối tác là các công ty tƣ vấn Việt Nam là 36 công ty. Đây là tiền đề cốt lõi để thúc đẩy và tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trƣờng CDM ở Việt Nam.

Cùng với sự xuất hiện của các công ty tƣ vấn CDM quốc tế, số lƣợng phƣơng pháp luận thực hiện CDM đã gia tăng không ngừng. Tính đến thời điểm tháng 7 năm 2012, số phƣơng pháp luận đã đƣợc các công ty tƣ vấn CDM tại Việt Nam thực hiện là 9 với tổng số các phiên bản sử dụng là 27 so với 2 phƣơng pháp luận và 2 phiên bản tại thời điểm năm 2007.

b. Ý tưởng dự án, thẩm định dự án và đăng ý dự án với CDM EB

Đăng ký ý tƣởng dự án là giai đoạn đầu tiên trong chu trình đăng ký thực hiện dự án CDM. Tại thời điểm trƣớc khi ra đời nghị định 130/2007/QD-TTg, số ý tƣởng dự án của Việt Nam rất hạn chế. Theo đánh giá chủ quan, số lƣợng ý tƣởng dự án này là nhỏ hơn 20.

Kể từ khi ra đời quyết định 130/2007/QĐ-TTg, số lƣợng ý tƣởng dự án đã tăng đáng kể. Theo số liệu thống kê của Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC), số lƣợng ý tƣởng dự án CDM của Việt Nam là 396, tăng gấp 20 lần so với thời điểm trƣớc khi ban hành quyết định, cụ thể năm 2009 là 74, đặc biệt năm 2010 là 180, năm 2011 là 121 và giảm xuống còn 18 vào năm 2012. Số lƣợng ý tƣởng dự án CDM của Việt Nam từ năm 2005 đến 2012 đƣợc mô tả cụ thể ở hình 3-2:

Hình 3-2. Biểu đồ danh sách ý tƣởng dự án CDM của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012

Ghi chú: Cơ sở dữ liệu của http://cdm.unfccc.int/ không lữu trữ ý tưởng dự án từ năm 2007 về trước.

Nguồn: số liệu từ nguồn http://cdm.unfccc.int/ và tác giả tổng hợp

c. Số dự án thẩm định

Thẩm định dự án là giai đoạn thứ 3 trong quá trình thực hiện dự án CDM. Trƣớc khi quyết định 130/2007/QD-TTg ra đời, số lƣợng dự án CDM ở Việt Nam đã qua thẩm định chỉ khoảng 20 dự án. Từ khi quyết định ra đời đã tạo ra cơ chế tài chính tƣơng đối rõ ràng, thúc đẩy thị trƣờng CDM ở Việt Nam phát triển nở rộ, số dự án thẩm định tăng lên hàng năm và đạt đỉnh vào năm 2011 với 111 dự án. Diễn biến số lƣợng dự án thẩm định đƣợc mô tả ở hình 3-3:

Hình 3-3. Biểu đồ số dự án CDM thẩm định của Việt Nam từ năm 2005 – 2012

Nguồn: số liệu từ nguồn http://cdm.unfccc.int/ và tác giả tổng hợp

d. Số lượng dự án đăng ý thành công.

Dự án đăng ký thành công là một dấu mốc quan trọng của dự án. Trƣớc khi hình thành cơ chế tài chính CDM ở Việt Nam, số lƣợng dự án đăng ký thành công của Việt Nam rất thấp, chủ yếu là các dự án có sự hỗ trợ kỹ thuật của nƣớc ngoài trong năm 2006. Việc đăng ký dự án gần nhƣ bị ngừng hẳn trong năm 2007 và 2008. Tuy nhiên kể từ khi nghị định ra đời, đã tác động rất lớn đến thị trƣờng CDM nói chung là số lƣợng dự án đăng ký thành công nói riêng. Tính đến tháng 7/2012, số lƣợng dự án đăng ký thành công của Việt Nam là 128, tăng gấp hơn 60 lần số dự án đăng ký thành công tại thời điểm trƣớc khi ra đời quyết định, và sẽ còn tiếp tục tăng do số lƣợng dự án thẩm định trong năm 2011 và năm 2012 tƣơng đối lớn.

Hình 3-4. Biểu đồ số dự án CDM đăng ký thành công của Việt Nam từ năm 2005 – 2012

Nguồn: số liệu từ nguồn http://cdm.unfccc.int/ và tác giả tổng hợp

e. Lượng gi m phát th i được chứng nhận

Trƣớc khi có cơ chế tài chính CDM ở Việt Nam, tổng lƣợng giảm phát thải đƣợc chứng nhận ở Việt Nam chủ yếu từ dự án dự án thu hồi và sử dụng khí đồng hành mỏ Rạng Đông với tổng số 680 nghìn tấn CO2/năm. Kể từ sau khi hình thành cơ chế tài chính ở Việt Nam, tổng lƣợng chứng chỉ giảm phát thải ở Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, tính đến thời điểm tháng 7/2012, tổng lƣợng chứng chỉ giảm phát thải đã đạt hơn 7,5 triệu CO2/năm, trong đó năm 2011 là năm có lƣợng chứng chỉ giảm phát thải cao nhất và chiếm khoảng 45% tổng lƣợng CERs đã ban hành của Việt Nam, gấp hơn 5 lần so với thời điểm chƣa ban hành cơ chế tài chính CDM.

Hình 3-5. Đồ thị tổng lƣợng giảm phát thải đƣợc chứng nhận của Việt Nam từ năm 2005 – 2012

Nguồn: số liệu từ nguồn http://cdm.unfccc.int/ và tác giả tổng hợp

Trong số các dự án CDM đăng ký thành công ở Việt Nam, phần lớn tập trung vào dự án năng lƣợng với 85% số dự án, tiếp theo là xử lý chất thải 13%, các dự án còn lại chiếm số lƣợng không đáng kể là trồng rừng và tránh phát thải từ nhiên liệu chỉ chiếm khoảng 1,5%.

Hình 3-6. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm CERs theo nhóm ngành tại Việt Nam

71.55 8.97

19.44 0.04

Tỷ lệ Phần trăm CERs của các dự án CDM theo nhóm ngành tại Việt Nam

Công nghiệp năng lượng

Tránh phát thải

Chôn lấp và xử lý chất thải

Trồng rừng và tái trồng rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách giảm phát thải khí nhà kính của việt nam (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)