Phân tích các tỷ số tài chính Công ty Cổ phần Cấp nước TĐ

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần cấp nước thủ đức giai đoạn 2015 2017 (Trang 68)

3.3.1 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

Bảng 3.8: Các tỷ số thanh khoản

Tỷ số ĐVT 2015 2016 2017

Tỷ số thanh toán ngắn hạn Lần 1,08 0,59 0,62

Tỷ số thanh toán nhanh Lần 1,02 0,49 0,55

Biểu đồ 3.6: Các tỷ số thanh khoản

Nguồn: BCTC của Công ty Cổ phần Cấp Nước Thủ Đức 2015-2017

Năm 2015 hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty là 1,08 lần điều này có

nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,08 đồng tài sản lưu động được đảm bảo thanh toán. Nhưng sang năm 2016 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giảm mạnh xuống còn 0,59 lần, giảm 0,49 đồng điều này cũng đồng nghĩa với việc cứ 1 đồng nợ thì có 0,59 đồng tài sản lưu động đảm bảo được thanh toán. Nguyên nhân là do năm 2016 tài sản lưu động giảm 15,74 tỷ đồng tương ứng giảm 31,05% so với năm 2015. Sang năm 2017 thì hệ số này tăng lên 0,62 tăng hơn năm trước là 0,03 lần

tương ứng tăng 5,08% so với năm 2016. Biểu hiện tỷ số cho thấy chưa tốt vì tỷ số bé hơn 1.

Năm 2015 chỉ số thanh toán nhanh của Công ty là 0,89 lần điều này đồng

nghĩa với việc cứ 1 đồng nợ thì có 0,89 đồng tài sản lưu động được đảm bảo thanh toán nhanh. Với hệ số này cho thấy tình hình thanh toán này tốt vì hệ số này lớn hơn 1 thì khả năng thanh toán của Công ty này cao. Năm 2016 hệ số này đạt 0,31 giảm 0,58 đồng so với năm 2015 tương ứng giảm 65,17% có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn thì Công ty đảm bảo bằng 0,31 đồng tài sản lưu động có thể chuyển đổi ngay thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn. Điều này không tốt vì hệ số này nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán của công ty không mấy cao. Sang năm 2017 tăng lên 0,38 lần với mức độ tăng nhẹ 0,07 đồng, tương ứng tăng 22,58% so với năm 2016.

1.08 0.59 0.62 0,89 0,31 0,38 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 2015 2016 2017

Tỷ số thanh toán nhanh Tỷ số thanh toán ngắn hạn

Nhưng điều này không tốt vì hệ số nhỏ hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán của công ty không cao.

Tóm lại tình hình thanh toán của Công ty không tốt trừ năm 2015. Năm 2016 hệ số thanh toán thấp nhất trong các năm qua (0,31) có thể ảnh hưởng không tốt cho Công ty. Do đó cần giải phóng nhanh lượng tồn kho ứ đọng để đảm bảo khả năng thanh toán.

3.3.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động

Bảng 3.9: Các tỷ số quản lý tài sản

Tỷ số ĐVT 2015 2016 2017

Vòng quay hàng tồn kho Vòng 33,97 39,99 36,65

Vòng quay tổng tài sản Vòng 1,37 1,66 1,88

Nguồn: Tác giả tự tính toán Năm 2015 vòng quay hàng tồn kho của công ty là 33,97 vòng để tạo ra doanh thu. Đến năm 2016 vòng quay hàng tồn kho là 39,99 vòng tăng 6,02 vòng so với năm 2015 do trong năm Công ty đã thanh lý bớt hàng tồn kho không có nhu cầu sử dụng và dự trữ hàng tồn kho. Năm 2017 vòng quay hàng tồn kho giảm còn 36,65 vòng tương đương giảm 3,34 vòng so với năm 2016.

Năm 2015 vòng quay tổng tài sản đạt 1,37 vòng trên năm nghĩa là 1 đồng tài sản đầu tư tạo ra 1,37 đồng doanh thu thuần. Hiệu quả sử dụng tài sản năm 2016 đạt 1,66 vòng tức là 1 đồng tài sản sử dụng sẽ đem lại được 1,66 đồng doanh thu, số vòng quay tài sản cao hơn 2015 tăng 0,29 vòng. Không dừng lại ở đó số vòng quay này tiếp tục tăng cao đạt 1,88 vòng năm 2017 tức cao hơn 2016 là 0,22 vòng. Mức độ tăng cao cho thấy việc sử dụng tài sản có hiệu quả tạo ra xu hướng tích cực.

Tóm lại, hiệu quả sử dụng tài sản năm sau luôn cao hơn năm trước cho thấy công tác quản lý, sử dụng tài sản của Công ty ngày càng hợp lý và có hiệu quả hơn.

3.3.3 Đánh giá khả năng quản lý nợ

Bảng 3.10: Các tỷ số quản trị nợ

Tỷ số ĐVT 2015 2016 2017

Tổng nợ trên tổng tài sản Lần 0,59 0,64 0,62

Năm 2015 tỷ suất nợ trên tổng tài sản là 0,59 lần điều này có nghĩa là

trong 1 đồng tài sản của Công ty thì có đến 0,59 đồng là tiền của các chủ nợ cung cấp cho Công ty. Sang năm 2016 tỷ suất này tăng lên 0,64 lần tức là 1 đồng tài sản của Công ty thì có 0,64 đồng do các chủ nợ đóng góp. Như vậy tỷ suất này tăng 0,05 đồng, tương ứng tăng 8,47%. Sang năm 2017, tỷ suất này giảm xuống còn 0,62 lần tức 1 đồng tài sản của Công ty thì nay chỉ còn có 0,62 đồng do chủ nợ cung cấp, đã giảm 0,02 đồng tương ứng giảm 3,13%. Do năm 2017 công ty đã đầu tư thêm nhiều dự án phát triển mạng lưới cấp nước và sửa chữa ống mục để phục vụ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của mình. Điều này cho thấy trong 3 năm 2015-2017 hệ số nợ so với tổng tài sản tương đối ổn định, không có năm nào vượt trội. Chứng tỏ

khả năng thanh toán của giá trị tài sản cố định qua các năm đều ổn định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2015 tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu là 1,42 lần điều này có nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu của Công ty thì tương ứng 1,42 đồng vốn được chủ nợ cung cấp. Tức là vốn cho hoạt động kinh doanh được tài trợ từ bên ngoài cao gấp 1,42 lần của bản thân Công ty. Năm 2016 tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu của Công ty thì tương ứng có 1,77 đồng vốn được chủ nợ cung cấp tăng 0,35 đồng, tương ứng tăng 24,65% so với năm 2015. Do nợ phải trả tăng 7,781 triệu đồng tương đương với 3,44% và nguồn vốn chủ sở hữu giảm 26.751 triệu đồng tương ứng 16,84%. Điều này cho thấy Công ty đang tăng sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài. Năm 2017, tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu là 1,63 lần có nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu của Công ty thì tương ứng 1,63 đồng vốn được chủ nợ cung cấp.

Tóm lại tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Công ty cao có xu hướng tăng giảm không đều. Trong năm 2016 có mức tỷ lệ cao nhất điều này chứng tỏ Công ty sử dụng nợ là chủ yếu và hạn chế sử dụng vốn chủ sở hữu. Đồng thời tỷ số này cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng vốn chủ sở hữu của Công ty càng ngày càng giảm. Vì công ty chiếm dụng vốn của Công ty mẹ nên tỷ số nợ trên vốn chủ sở

3.4.4Phân tích tỷ số khả năng sinh lợi của công ty Bảng 3.11: Các tỷ số khả năng sinh lời Bảng 3.11: Các tỷ số khả năng sinh lời

Tỷ số ĐVT 2015 2016 2017

Lợi nhuận trên doanh thu (ROS) % 4,89 2,4 2,72

Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) % 6,72 4,00 5,10 Lợi nhuận trên vốn cổ phần thường (ROE) % 16,29 11,07 13,41

Nguồn: Tác giả tự tính toán

Tỷ suất sinh lợi của doanh thu (ROS) của Công ty giảm mạnh năm 2016

so với năm 2015, năm 2015 thì cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra được 4,89 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2016, 100 đồng doanh thu thuần thì chỉ tạo được 2,4 đồng lợi nhuận sau thuế. Do năm 2016 lợi nhuận sau thuế giảm 11,26 tỷ đồng và doanh thu thuần tăng 79,82 tỷ đồng.

Năm 2017, tỷ suất sinh lợi của doanh thu tăng nhẹ so với năm 2016, tức năm 2017 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra được 2,72 đồng lợi nhuận sau thuế. Do năm 2017 lợi nhuận sau thuế tăng 4,09 tỷ đồng và doanh thu thuần tăng 80,29 tỷ đồng.

Tỷ số này năm 2016 giảm mạnh, tuy nhiên năm 2017 có xu hướng tăng trở lại chứng tỏ hiệu quả công tác quản lý chi phí đang được nâng cao. Nhìn chung, ROS của Công ty tương đối tốt so với tốc độ phát triển trong ngành nước hiện nay, Công ty nên thực hiện các chính sách kiểm soát các chi phí để tỷ số này đạt mức cao hơn.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Năm 2015 đạt 6,72% thể hiện cứ 100 đồng tài sản mà Công ty bỏ ra đem lại cho Công ty 6,72 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2016 thì 100 đồng tài sản của Công ty đã tạo ra 4 đồng lợi nhuận, giảm mạnh 2,72 đồng so với năm 2015. Do năm 2016 lợi nhuận sau thuế giảm 11,26 tỷ đồng và tổng tài sản giảm 18,97 tỷ đồng.

Năm 2017 tỷ suất này tăng lên 5,10% cho thấy cứ 100 đồng tài sản của Công ty đã tạo ra 5,1 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 1,1 đồng so với năm 2016. Do năm 2017 lợi nhuận sau thuế tăng 4,09 tỷ đồng và tổng tài sản tăng 807 triệu đồng.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Năm 2015 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty là 16,29% cứ 100 đồng đầu tư mà Công ty bỏ ra đã đem lại 16,29 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2016 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đã giảm đến 11,07% nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra mang lại cho Công ty 11,07 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 5,22 đồng so với năm 2015. Do tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu giảm 16,83% và lợi nhuận sau thuế của Công ty 43,5% so với năm 2015 nên ảnh hưởng đáng kể tới ROE. Vì thế tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2016 giảm mạnh như vậy.

3.4.5 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản qua mô hình tài chính Dupont

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)

2017 = 5,10% 2016 = 4,00% 2015 = 6,72%

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

2017 = 2,72% 2016 = 2,40% 2015 = 4,89% Vòng quay tổng tài sản 2017 = 1,88 2016 = 1,66 2015 = 1,37

Lợi nhuận sau thuế

2017 = 18,72 tỷ đồng 2016 = 14,63 tỷ đồng 2015 = 25,89 tỷ đồng

Doanh thu thuần

2017 = 689,21 tỷ đồng 2016 = 608,92 tỷ đồng 2015 = 529,10 tỷ đồng Tổng tài sản BQ 2017 = 366,56 tỷ đồng 2016 = 375,65 tỷ đồng 2015 = 375,92 tỷ đồng Tổng doanh thu 2017 = 702,80 tỷ đồng 2016 = 632,35 tỷ đồng 2015 = 559,93 tỷ đồng Tổng chi phí 2017 = 679,91 tỷ đồng 2016 = 614,23 tỷ đồng 2015 = 527,21 tỷ đồng

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ mô hình tài chính Dupont của Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức giai đoạn

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của Công ty trong giai đoạn 2015-2017 không ổn định, năm 2016 ROA giảm mạnh 2,72% so với năm 2015 và năm 2017 ROA tăng nhẹ 1,1% so với năm 2016. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty đang được dần hồi phục. Công tác quản lý và sử dụng tài sản đang được nhà quản trị thực hiện ngày càng tốt. Theo mô hình phân tích Dupont, tôi tiến hành phân tích hai nhân tố tác động đến sự thay đổi của ROA.

Nhân tố thứ nhất là sự thay đổi của ROS. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty có biến động không ổn định qua 3 năm, điều này tác động dẫn đến sự biến động của ROA. Năm 2016 ROS giảm mạnh 2,49% so với năm 2015. Nguyên nhân do năm 2016 lợi nhuận sau thuế giảm rất mạnh và doanh thu thuần tăng. Năm 2017 ROS tăng nhẹ 0,32% so với năm 2016, do lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu.

Để tăng ROA Công ty có thể tăng ROS bằng các chính sách thúc đẩy tiêu thụ tăng doanh thu và cắt giảm các khoản mục chi phí không cần thiết nhằm tối đa hóa lợi nhuận, các khoản chi phí đó có thể là chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoản chi phí không cần thiết khác.

Nhân tố thứ hai dẫn đến việc biến động tăng giảm của ROA là do số vòng quay tổng tài sản của Công ty. Năm 2016 số vòng quay tăng nhẹ 0,29 vòng so với năm 2015, năm 2017 tiếp tục tăng nhẹ 0,22 vòng so với năm 2016. Tỷ số ROA lớn hơn 4 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty tương đối cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như đã phân tích ở phần số vòng quay tổng tài sản, Công ty vẫn có thể làm tăng hơn nữa số vòng quay này bằng các biện pháp tăng doanh thu hoặc giảm đầu tư vào tài sản. Từ đó có thể tác động làm tăng tỷ số ROA.

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản là một trong những chỉ số tài chính quan trọng đối với mỗi công ty, do đó việc làm tăng tỷ số này luôn là mục tiêu mà tất cả các nhà quản trị doanh nghiệp đều hướng tới. Để có được một giải pháp hiệu quả và bền vững, Công ty cần cân nhắc kỹ lưỡng tình hình thực tế của mình trước khi áp dụng bất kỳ một phương pháp nào.

Kết luận:

Công ty có vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tổng tài sản tốt. Tuy nhiên khả năng thanh toán thấp. Công ty chiếm dụng vốn của Công ty mẹ nên tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu như vậy là ổn.

Đánh giá chung tình hình Công ty Cổ phần Cấp nước giai đoạn 2015-2017

Hoạt động kinh doanh của Công ty diễn biến tốt qua 3 năm thể hiện ở khả năng sinh lời có dấu hiệu tăng. Mặc dù Công ty có lợi nhuận nhưng vẫn chưa cao so với ngành. Công ty cần chú trọng điều chỉnh giá vốn hàng bán, cắt giảm các chi phí không cần thiết để có thể nâng cao tỷ trọng lợi nhuận.

Công ty có cơ cấu tài sản dài hạn cao hơn tài sản ngắn hạn cho thấy chính sách lâu dài đảm bảo an toàn quá trình phát triển trong tương lai. Với đặc thù ngành nghề là mua sỉ nước sạch từ Công ty mẹ về cung cấp cho địa bàn được giao và gắn đồng hồ nước, nên Công ty có tỷ trọng hàng tồn kho hợp lý. Tình hình chiếm dụng vốn bên ngoài của Công ty cũng đáng được xem xét, khoản nào là chiếm dụng hợp lý và khoản nào là không cần thiết để sử dụng vốn hiệu quả nhất.

Phân tích các chỉ số tài chính cho thấy một số tỷ số còn chưa hợp lý. Hệ số thanh toán còn thấp vì vậy cần giải phóng lượng hàng tồn kho. Vòng quay tổng tài sản luôn tăng qua các năm cho thấy công tác quản lý, sử dụng tài sản của Công ty ngày càng hợp lý và có hiệu quả hơn.

Công ty có mức độ hoạt động khá với tỷ số tăng trưởng doanh thu khá cao nhưng tỷ trọng lợi nhuận còn thấp. Để đảm bảo an toàn về mặt tài chính và hiệu quả về hoạt động, Công ty cần đưa ra nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu chi phí để tối đa hóa lợi nhuận.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Ở Chương 3, tôi đã lần lượt phân tích Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và một số chỉ số tài chính của Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức trong giai đoạn 2015-2017. Qua đó, người đọc có thể nắm được tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, luồng tiền ra vào, khả năng thanh toán, khả năng quản lý nợ, khả năng sinh lợi và hiệu quả hoạt động của Công ty trong 3 năm qua. Nội dung của Chương 3 kết hợp với kết quả phân tích lợi nhuận và khó khăn của Công ty ở Chương 1 sẽ là cơ sở để tôi đề xuất một số kiến nghị cho Công ty ở Chương 4 sau đây.

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ

4.1Nhận xét chung *Ưu điểm: *Ưu điểm:

- Tỷ trọng hàng tồn kho hợp lý: Công tác dự trữ hàng tồn kho vừa phải

phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Công ty, vừa đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Công ty diễn ra liên tục, vừa đáp ứng nhu cầu kịp thời của khách hàng,

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần cấp nước thủ đức giai đoạn 2015 2017 (Trang 68)