Phân tích tình hình tài sản của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần cấp nước thủ đức giai đoạn 2015 2017 (Trang 48 - 53)

( Theo dõi Bảng cân đối kế toán – Phụ lục 02)

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ cơ cấu tài sản Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức

Chú thích:

Nguồn: BCTC của Công ty Cổ phần Cấp Nước Thủ Đức 2015-2017

Năm 2016, tổng tài sản của TDW là 366,162 tỷ đồng, giảm 4,93% so với năm 2015, tương ứng 18,970 tỷ đồng. Năm 2017, tổng tài sản tăng một khoản 807 triệu đồng, tương đương 0,22%. Muốn biết rõ ta sẽ đi sâu xem xét các khoản mục cấu thành nên tổng tài sản của công ty để có cái nhìn toàn diện về những biến động trong tổng tài sản: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

Biểu đồ 3.1 cho thấy Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức có tỷ trọng giữa tài sản dài hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn. Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là cung cấp nguồn nước sạch và lắp đặt đồng hồ nước nên hệ thống mạng lưới cấp nước rất nhiều. Tỷ trọng tài sản dài hạn tăng qua các năm cho thấy doanh nghiệp đang đảm bảo an toàn quá trình phát triển lâu dài.

37,62% 62,38% 2015 21,20% 78,80% 2016 21,30% 78,70% 2017

Biểu đồ 3.2: Tình hình tài sản TDW 2015 – 2017

Nguồn: BCTC của Công ty Cổ phần Cấp Nước Thủ Đức 2015-2017

3.1.1.1. Tài sản ngắn hạn

Năm 2015 là 144,91 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,62% trên tổng tài sản. Năm 2016 là 77,63 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,20% trên tổng tài sản. Sang năm 2017, tỷ trọng của TSNH trong tổng tài sản chiếm tỷ trọng 21,30%. Phân tích theo chiều ngang cho thấy: TSNH năm 2016 đã giảm 67,28 tỷ đồng, tương đương 46,43% so với năm 2015. Năm 2017, TSNH tăng 541 triệu đồng, tương đương 0,7% so với năm 2016.

Sự thay đổi này là do nhiều yếu tố tác động, để tìm hiểu rõ hơn tôi sẽ tiến hành phân tích từng khoản mục nhỏ. 240.23 188.54 288.8 144.91 77.63 78.17 0 50 100 150 200 250 300 350 400 2015 2016 2017 TSNH TSDH tỷđồng

Biểu đồ 3.3: Tình hình tài sản ngắn hạn TDW 2015 – 2017

Nguồn: BCTC của Công ty Cổ phần Cấp Nước Thủ Đức 2015-2017

Tỷ trọng của TSNH trong tổng tài sản từ năm 2015 đến 2017 cho thấy

Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2016 của công ty là 11,36 tỷ

đồng, giảm mạnh 26,61 tỷ đồng tương ứng 70,08% so với năm 2015. Do trong năm 2016 Công ty đã sử dụng tiền để chi trả trước hạn khoản vay dài hạn, đồng thời các

khoản nợ ngắn hạn này chủ yếu là khoản nợ do mua sỉ nước sạch, vật tư, tài sản cố định từ Công ty mẹ là Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn – TNHH Một thành viên. Ban Giám đốc Công ty xác định đây là các khoản nợ phải trả phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thường xuyên của Công ty.

Năm 2017, tiền và các khoản tương đương tiền đạt 30,75 tỷ đồng, tăng 19,39 tỷ đồng tương ứng 1,7 lần so với năm 2016. Năm 2017, doanh nghiệp đã tăng các khoản tiền tồn tại quỹ và tiền gửi ngân hàng, đồng thời tăng các khoản tiền gửi có kì hạn dưới 3 tháng lên 12 tỷ đồng. Phương thức này giúp doanh nghiệp có thể tận dụng lợi tức của nguồn tiền nhàn rỗi mà vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán, chuẩn bị cho kế hoạch mua sỉ nước sạch, trả lương người lao động và đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty, năm 2015 chiếm 52,58% trong tổng tài sản ngắn hạn. Khoản

26.20% 14.63% 39.34% 52.58% 15.55% 13.36% 3.97% 22.26% 8.61% 5.61% 16.98% 11.26% 11.63% 30.59% 27.43% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2015 2016 2017 Tài sản ngắn hạn khác Hàng tồn kho

Các khoản phải thu ngắn hạn

Đầu tư tài chính ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền

Công Thương Việt Nam có thời hạn gửi là 12 tháng, lãi suất tiền gửi từ 6,5% đến 6,7%/ tháng. Năm 2016, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm đột biến 64,13 tỷ đồng, tương đương giảm đến 84,16% so với năm 2015. Năm 2017, khoản đầu tư tài chính giảm nhẹ 1,63 tỷ đồng, tương ứng giảm 13,50% so với năm 2016. Do Công ty dùng khoản tiền gửi để đầu tư phát triển mạng lưới cấp nước.

Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2016 của Công ty là 17,28 tỷ đồng,

tăng 11,53 tỷ đồng, tương ứng tăng gấp đôi so với 2015.Tỷ trọng các khoản phải thu trong tài sản ngắn hạn cũng tăng so với năm 2015: từ mức 3,97% lên 22,26%. Doanh thu bán hàng tăng mà khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng cho thấy rằng chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp cần được thắt chặt hơn và cần khắc phục tình trạng bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi trích lập năm 2016 giảm 1,87 tỷ đồng, giảm gần 2 lần, từ mức 2,87 tỷ đồng xuống còn 1 tỷ đồng. Công ty giảm dự phòng là do năm 2016 công ty đã xóa nợ hơn 2 tỷ đồng. Năm 2017, khoản phải thu ngắn hạn là 6,73 tỷ đồng, giảm 10,55 tỷ đồng tương đương giảm 61,04% so với năm 2016. Tỷ trọng các khoản phải thu cũng giảm so với năm 2016: từ mức 22,26% xuống còn 8,61%. Doanh thu bán hàng tăng nhưng khoản phải thu ngắn hạn giảm là chuyển biến tích cực cho thấy rằng chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp đã được thắt chặt hơn, khắc phục tình trạng bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn. Tuy nhiên khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi trích lập cuối năm 2017 lại tăng gần 70,30% so với năm 2016, từ mức 1 tỷ đồng lên 1,7 tỷ đồng. Mức trích dự phòng nợ phải thu khó đòi tăng trong khi khoản “nợ xấu” khó thu hồi trong số các khoản phải thu của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần có biện pháp thích hợp để thu hồi các khoản nợ này.

Hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn năm 2016 chiếm 16,97% trong tổng

tài sản ngắn hạn, tăng so với năm 2015 (5,61%). Nguyên nhân: doanh nghiệp tăng cường phục vụ cho hoạt động phát triển mạng lưới cấp nước và gắn ĐHN cho khách hàng. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc cung ứng nước sạch kịp thời cho khách hàng, đảm bảo quá trình diễn ra liên tục. Vì sản lượng nước sinh hoạt để đáp ứng cho đời sống con người là rất lớn. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc và xem xét kế hoạch thích hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung.

Tài sản ngắn hạn khác là thành phần chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tài

sản ngắn hạn năm 2016 với 30,59% tăng vượt bậc so với năm 2015 (11,63%), tăng 6,89 tỷ đồng. Chủ yếu là do các khoản chi phí trả trước, khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và các khoản phải thu Nhà nước. Chi phí trả trước bao gồm chi phí bảo hiểm nhân thọ, chi phí gắn đồng hồ, chi phí ngắn hạn khác. Năm 2016 chi phí bảo hiểm nhân thọ tăng từ 2,91 tỷ đồng lên 3,03 tỷ đồng, tăng 120 triệu đồng so với 2015. Và chi phí trả trước ngắn hạn khác năm 2016 tăng 6,94 tỷ đồng so với năm 2015, phần còn lại là giá vốn nước sạch của kỳ 12/2016 do Công ty thực hiện mô hình ghi – thu mới nên lịch đọc chỉ số đồng hồ nước từ 20 đợt/ tháng giảm xuống còn 8 đợt/ tháng bắt đầu từ kỳ 12/2016. Nhưng do Tổng Công ty Cấp Nước Sài Gòn vẫn chưa thay đổi lịch đọc số đồng hồ tổng nên Công ty tạm tính khoản chênh lệch ước tính là 6,94 tỷ đồng ( tương đương 1.381.488 m3) vào chi phí trả trước chờ kết chuyển sang kỳ 1/2017. Sang năm 2017, tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng 27,43% trong tổng tài sản ngắn hạn, giảm 2,31 tỷ đồng so với năm 2016 tương ứng 9,71%. Do chi phí gắn đồng hồ nước giảm 2,14 tỷ đồng so với năm 2016.

Nhìn chung, sự giảm dần của tài sản ngắn hạn cho thấy công ty đang đầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tư phát triển mạng lưới cấp nước.

Công ty cũng chủ động dự trữ nguyên vật liệu tồn kho (ống cấp nước, đồng hồ điện, các vật tư thi công đường ống,...) để đối phó tình hình tăng giá đầu vào. Tuy nhiên Công ty cũng nên thận trọng khi tồn kho quá nhiều sẽ làm giảm khả năng thanh khoản của tài sản ngắn hạn, không có vốn đầu tư các khoản mục khác, vừa tốn chi phí kho bãi, bảo quản và rủi ro cháy nổ.

3.1.1.2 Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn của TDW chủ yếu ở khoản mục Tài sản cố định, tài sản dở dang dài hạn. Năm 2017, tổng tài sản dài hạn tăng 48,58 tỷ đồng, tương ứng 20,22% so với năm 2016.

• Tài sản cố định năm 2016 tăng 54,46 tỷ đồng so với năm 2015, TSCĐ, năm 2017 tăng nhẹ 4,33 tỷ đồng. Nguyên nhân chính làm TSCĐ tăng là do phát triển mạng lưới cấp nước. Năm 2016, TSCĐ hữu hình là 92,29 tỷ đồng và TSCĐ vô hình là 4,29 tỷ đồng. Tổng nguyên giá tài sản cố định năm 2016 tăng 96,58 tỷ đồng so với năm 2015. Năm 2017, TSCĐ hữu hình là 55,76 tỷ đồng và

TSCĐ vô hình là 447 triệu đồng. Tổng nguyên giá tài sản cố định năm 2017 tăng 56,21 tỷ đồng so với năm 2016.

• Tương tự, tài sản dở dang dài hạn bao gồm các công trình phát triển mạng lưới cấp nước, lắp đặt đồng hồ tổng, sữa chữa ống mục. Cụ thể là năm 2017 hai công trình phát triển mạng lưới cấp nước khu công nghiệp Bình Chiểu (quy mô 2.826 mét ống, vốn đầu tư 2,58 tỷ đồng) và sửa chữa ống mục lề phải đường Lê Văn Việt (quy mô 2.466 mét ống, vốn đầu tư 7 tỷ đồng). Năm 2016, xây dựng cơ bản dở dang giảm 7,1 tỷ đồng so với năm 2015, năm 2017 giảm 4,25 tỷ đồng so với năm 2016. Khoản này ở đầu kỳ và phát sinh trong kỳ đã được kết chuyển dần vào tài sản cố định nên cuối kỳ giảm.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần cấp nước thủ đức giai đoạn 2015 2017 (Trang 48 - 53)