Giai đoạn kết thúc kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN gồm những công việc sau:
- Đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ liên quan đến CPBH và CPQLDN
- Tổng hợp các kết quả kiểm toán Cụ thể như sau:
a. Đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ liên quan đến CPBH và CPQLDN
Các cuộc kiểm toán được tiến hành sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Do đó, trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên độ đến khi hoàn thành BCKT có thể xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC, KTV có trách nhiệm xem xét lại các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC.
Sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ là một công việc quan trọng vì nó có thể ảnh
-Các sự kiện có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC: làm thay đổi kết luận của KTV. Chính vì vậy KTV trao đổi với BGĐ để có sự điều chỉnh kịp thời. Nếu BGĐ không đồng ý với ý kiến của KTV thì KTV phải thay đổi kết luận của mình.
-Các sự kiện không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC: không làm thay đổi kết luận của KTV. Nhưng KTV yêu cầu BGĐ phải thuyết minh trên BCTC.
b. Tổng hợp các kết quả kiểm toán
Sau khi thu thập đủ bằng chứng kiểm toán, KTV phải tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN. Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN thường được thể hiện dưới hình thức một bảng tổng hợp kết quả kiểm toán.
Các nội dung chủ yếu được thể hiện trong tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN bao gồm:
- Các công việc kiểm toán viên chủ yếu đã thực hiện gồm:
+ Khảo sát về KSNB của DN đối với khoản mục CPBH và CPQLDN. + Các thủ tục phân tích đã thực hiện.
+ Thực hiện kiểm tra chi tiết nghiệp vụ liên quan đến CPBH và CPQLDN - Kết luận về mục tiêu kiểm toán:
KTV nếu rõ kết luận về việc đạt được hay chưa đạt được mục tiêu. Có thể xảy ra 2 khả năng:
+ Đạt được mục tiêu kiểm toán: KTV thỏa mãn về kết quả kiểm tra, đánh giá về bộ phận đã được kiểm toán vì đã có đủ bằng chứng thích hợp về mọi khía cạnh để đưa ra kết luận rằng số liệu, thông tin tài chính đã được phản ánh hợp lý, đúng đắn hoặc chỉ rõ thông tin còn chứa đựng sai sót.
+ Chưa đạt được mục tiêu kiểm toán: KTV chưa thỏa mãn với kết quả kiểm toán ở một khía cạnh nào đó, cần thu thập thêm bằng chứng bổ sung (Chỉ rõ giới hạn phạm vi kiểm toán).
- Kiến nghị:
+ Kiến nghị về các bút toán điều chỉnh (nếu có) hoặc những giải trình, thuyết minh cần bổ sung trên BCTC trong đó ghi rõ nguyên nhân điều chỉnh và số tiền diều chỉnh:
+ Nhận xét về những tồn tại của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đối với bộ
phận được kiểm tra và ý kiến đề xuất cải tiến, hoàn thiện hệ thống KSNB của KTV. -Các vấn đề tiếp tục theo dõi trong đợt kiểm toán sau liên quan đến bộ phận được kiểm tra:
+ Việc điều chỉnh số liệu kế toán theo ý kiển của KTV có được phản ánh đầy đủ kịp thời vào các sổ kế toán có liên quan hay không;
+ Giải pháp của đơn vị đối với các vấn đề tồn tại mà KTV đã nêu;
+ Các sai sót đã được phát hiện trong cuộc kiểm oán sơ bộ có được xử lí không và mức độ ảnh hưởng đến BCTC cuối niên độ (nếu có).
- Ý kiến nhận xét của KTV: Nêu rõ ý kiến của KTV về mức độ trung thực, hợp lý của khoản mục CPBH và CPQLDN.
- Ý kiến của đơn vị được kiểm toán: KTV cần thảo luận với BGĐ đơn vị về những vấn đề nêu trong bảng tổng hợp kiểm toán.
+ Nếu hai bên cùng nhất trí với ý kiến của KTV thì ghi rõ trong bảng tổng hợp về sự nhất trí đó;
+ Nếu đơn vị KH có ý kiến khác với ý kiến của KTV thì ghi rõ trong bảng tổng hợp ý kiến về ý kiến khác đó.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của Luận văn đã trình bày khái quát các vấn đề cơ bản về CPBH và CPQLDN, kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC và khái quát về quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC. Những nghiên cứu ở chương 1 luận văn làm cơ sở để khảo sát thực trạng ở chương 2 và đề xuất giải pháp ở chương 3.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ES-