Về phía các cơ sở đào tạo

Một phần của tài liệu 194 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN mục CHI PHÍ bán HÀNG và CHI PHÍ QUẢN lý DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ES GLOCAL CHI NHÁNH bắc NINH THỰC HIỆN (Trang 112 - 131)

Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng, đầu tiên và không thể thiếu được của lĩnh vực kiểm toán. Một công ty kiểm toán muốn tồn tại và phát triển được thì phải có đội ngũ nhân viên có kiến thức, năng lực. Trường học là môi trường quan trọng để đào tạo ra nguồn nhân lực cho ngành kiểm toán.

Các cơ sở đào tạo cần xây dựng chương trình đào tạo về kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN nói riêng và các khoản mục trên BCTC nói chung, đưa chương trình đào tạo về kiểm toán các khoản mục trên BCTC vào giảng dạy để nâng cao hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm của người học kiểm toán và làm kiểm toán.

Các cơ sơ đào tạo cần quan tâm đến các vấn đề cụ thể như sau:

tin mới về lĩnh vực kiểm toán.

- Tạo điều kiện cho sinh viên được đi thực tế trong quá trình học nhằm giúp sinh viên sớm định hình được công việc sau này để có thể có kế hoạch định hướng cho việc học trên trường lớp.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ngành nghề của mình.

3.4.5.Về phía Hội Kiểm toán viên Hành nghề Việt Nam

Là một tổ chức nghề nghiệp, vai trò của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VACPA thực sự có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của toàn ngành.

Hội cần tăng cường công tác kiểm soát chất lượng đối với các công ty kiểm toán, tạo một môi trường cạnh tranh, phát triển lành mạnh cho các công ty kiểm toán trong nước.

Bên cạnh đó, Hội cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực kiểm toán để xây dựng quy trình kiểm toán mẫu hiệu quả, hợp lý, từ đó làm căn cứ chuẩn cho các công ty kiểm toán thực hiện để đạt được hiệu quả cao.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, cập nhật kiến thức, cung cấp thông tin cho các cán bộ, hội việc của Hội, cũng như cho toàn ngành kiểm toán, để nâng cao năng lực KTV và chất lượng của các công ty kiểm toán.

Hội cũng cần kết hợp với các Bộ, Ban, Ngành khác để tư vấn, đóng góp ý kiến, xây dựng chính sách để thực hiện quản lý đồng bộ, hiệu quả trên toàn xã hội, nâng cao chất lượng kiểm soát hoạt động kiểm toán trên diện rộng, từ đó giúp các đơn vị nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống KSNB hiệu lực, hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Như vậy, chương 3 đã tập trung phân tích những giải pháp khắc phục hạn chế và điều kiện thực hiện giải pháp trong quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán ES- GLOCAL– Chi nhánh Bắc Ninh thực hiện kiểm toán thực tế tại Công ty TNHH ABC.

KẾT LUẬN

Hoạt động kiểm toán ở Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng, ý nghĩa đối với nền kinh tế, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN nói riêng trong kiểm toán BCTC nói riêng, và trong hoạt động của nền kinh tế nói chung, góp phần giúp cho hoạt động tài chính của thị trường ngày càng lành mạnh hơn.

Thực tế cho thấy kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN chiếm một phần quan trọng trong cuộc kiểm toán BCTC.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, em đã đạt được một số mục tiêu như sau: Hiểu được quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán

BCTC do kiểm toán độc lập thực hiện trên cơ sở những lý luận khoa học cơ bản. Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán

BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán ES- GLOCAL– Chi nhánh Bắc Ninh thực hiện tại

KH ABC giúp em hiểu rõ hơn việc thực hiện quy trình này trong thực tế.

Thấy được những ưu điểm và hạn chế trong quá trình kiểm toán, từ đó đưa ra một số ý kiến nhận xét và đóng góp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán ES- GLOCAL– Chi nhánh Bắc Ninh.

Tuy nhiên, trong luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định về phạm vi luận văn, vì vậy, em mong nhận được ý kiến nhận xét, góp ý của thầy cô giáo để hoàn thiện luận văn cũng như hiểu rõ hơn nữa những cơ sở lý luận và thực trạng kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC do kiểm toán độc lập thực hiện.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn giảng viên PGS.TS. Thịnh Văn Vinh, các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán ES- GLOCAL– Chi nhánh Bắc Ninh đã giúp em hoàn thành luận văn này.

Sinh viên

LÊ THỊ NGỌC PHƯƠNG

1. TS. Nguyễn Viết Lợi, ThS. Đậu Ngọc Châu (chủ biên) (2013) “Giáo trình Lý thuyết kiểm toán”, NXB Tài chính

2. PGS. TS. Thịnh Văn Vinh (chủ biên) (2017) “Giáo trình Kiểm toán căn bản”, NXB Tài chính

3. Ths. Đậu Ngọc Châu, TS Nguyễn Viết Lợi (Chủ biên) (2013), “Giáo trình kiểmtoán báo cáo tài chính – Kiểm toán các chu kỳ chủ yếu”, NXB Tài chính.

4. GS.TS.NGND Ngô Thế Chi, TS Trương Thị Thủy (Chủ biên) (2010), “Giáo trình kếtoán tài chính”, NXB Tài Chính.

5. TS. Lưu Đức Tuyên, TS. Phạm Tiến Hưng (2012), “Giáo trình Kiểm toán các thông tin tài chính khác”, NXB Tài chính.

6. PGS.TS Thịnh Văn Vinh, PGS.TS Giang Thị Xuyến (chủ biên) (2012), “Tổ chức quá trình kiểm toán báo cáo tài chính”, NXB Tài chính

7. Các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Thông tư 200/2014.

8. Các Giấy tờ làm việc nội bộ của Công ty TNHH Kiểm toán ES- GLOCAL– Chi nhánh Bắc Ninh.

9. Chương trình kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán ES- GLOCAL– Chi nhánh Bắc Ninh.

DANH MỤC PHỤ LỤC

1. Phụ lục 2.1: Chỉ mục hồ sơ kiểm toán 2. Phụ lục 2.2: Hợp đồng kiểm toán

PHỤ LỤC Phụ lục 2.1 CHỈ MỤC HỒ SƠ KIỂM TOÁN

Hồ sơ kiểm toán chung bao gồm: - Thông tin chung PF1

- Biên bản họp PF2

- Thông tin về tài chính, kế toán PF3 - Thông tin về thuế PF4

- Thông tin về nhân sự PF5 - Thông tin về hợp đồng PF6 - Thông tin về kiểm toán PF7 - Thông tin về Tập đoàn PF8

Hồ sơ kiểm toán năm bao gồm: - Thông tin chung về cuộc kiểm toán - Phần tổng hợp hồ sơ kiểm toán - Phần kiểm tra khoản mục chi tiết

(1) Thông tin chung về cuộc kiểm toán:

Thông tin khách hàng

Nhân sự tham gia cuộc kiểm toán ▪

Hồ sơ kiểm toán

(2) Phần tổng hợp hồ sơ kiểm toán:

Bao gồm 7 vấn đề cơ bản, sắp xếp theo ký hiệu tham chiếu theo thứ tự số từ 1 đến 7:

1. BCKT, Thư quản lý, Thư giải trình đã phát hành 2. Báo cáo kiểm toán và báo cáo khác – dự thảo

3. Các tài liệu liên quan đến giai đoạn hoàn tất cuộc kiểm toán và soát xét 4. Các tài liệu liên quan đến giai đoạn lập kế hoạch

5. Đánh giá rủi ro

6. BCTC trước kiểm toán và các vấn đề khác 7. Các tài liệu trao đổi với khách hàng

(3) Phần kiểm tra các khoản mục chi tiết

tiết được thực hiện trong năm.

Các phần hành kiểm toán được đánh ký hiệu tham chiếu theo báo cáo. Trong đó:

A: A1 – Tiền và các khoản tương đương tiền, A2, A3, A4, A5 B: B1 – Phải trả người bán, B2, B3, B4, B5, B6

C: C1 – Hàng tồn kho, C2

D: D1 – Tài sản cố định, D2, D3 E: E1 – Vay và nợ, E2, E3, E4 F: F1 – Phải thu khách hàng, F2, F3 G: G1 – Các khoản đầu tư tài chính, G2

H: H1 – Các khoản phải thu phải trả nội bộ, H2, H3, H4, H5, H6 I: I1 – Xác định kết quả kinh doanh, I2, I3, I4

I3 – Doanh thu và chi phí hoạt động tài chính: I311 – Biểu tổng hợp số liệu

I32 – Trang tổng hợp các vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán và bút toán đề nghị điều chỉnh

I34 – Chương trình kiểm toán

K: K1 – Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán, K2, K3, K4, K5 Trong mỗi phần hành được sắp xếp theo thứ tự như sau:

- Biểu tổng hợp số liệu

- Ghi nhận các vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán và các giải thích - Các bút toán đề nghị điều chỉnh

- Chương trình kiểm toán - Giấy làm việc chi tiết:

+ Giấy làm việc về kiểm tra kiểm soát nội bộ + Giấy làm việc kiểm tra chi tiết

HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___o0o___

Số: 2029/HĐ.KTTC-ES-GLOCAL.KT2

Ngày 01 tháng 07 năm2020

HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN VÀ SOÁT XÉT BÁO CÁO TÀI CHÍNH

(Về việc Soát xét Báo cáo tài chính cho kỳ kế toán từ 01/01/2020 đến 31/12/2020 và Kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2020 của Công

ty TNHH ABC)

• Căn cứ vào Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005;

• Căn cứ vào Luật Thương mại số 36/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005;

• Căn cứ vào Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 03 năm 2011;

• Căn cứ Nghị định 17/2012/NĐ - CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập;

• Căn cứ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 về Hợp đồng kiểm toán và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 910 về Công tác soát xét Báo cáo tài chính;

• Căn cứ vào yêu cầu của Công ty TNHH ABC và khả năng đáp ứng của Công ty TNHH Kiểm toán ES- GLOCAL– Chi nhánh Bắc Ninh.

BÊN A: CÔNG TY TNHH ABC

Người đại diện : Hoàng Xuân B

Chức vụ : Giám đốc

Địa chỉ : Kxx, Khu đô thị mới Z, đường Y, quận X, Hà Nội.

Số điện thoại : Số fax:

Tài khoản số : Tại Ngân hàng : Mã số thuế :

BÊN B: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ES- GLOCAL- CHI NHÁNH BẮC NINH

Người đại diện : Phan Minh Hoàng

Chức vụ : Giám đốc

(Theo Giấy ủy quyền số 01/2016/UQ/ES- GLOCALngày 01/01/2016 của Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán ES- GLOCAL– Chi nhánh Bắc Ninh)

Địa chỉ : Số 21, Đường Nguyễn Đăng Đạo, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh. Số điện thoại Tài khoản số Tại Ngân hàng Mã số thuế : Số fax: : : :

Sau khi thỏa thuận, hai bên nhất trí ký kết hợp đồng kinh tế với các điều khoản sau:

ĐIỀU I : NỘI DUNG DỊCH VỤ

Bên B sẽ cung cấp cho Bên A các dịch vụ sau:

-Dịch vụ soát xét Báo cáo tài chính cho kỳ kế toán từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2020. Dịch vụ soát xét được thực hiện với mục tiêu đưa ra ý kiến nhận xét về Báo cáo tài chính trên cơ sở kết quả thực hiện công tác soát xét.

-Dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2020. Dịch vụ kiểm toán được thực hiện với mục tiêu đưa ra ý kiến kiểm toán về Báo cáo tài chính của Bên A.

Các Báo cáo tài chính được kiểm toán và soát xét bao gồm: Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc kỳ kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh Báo cáo tài chính cho kỳ kế toán kết thúc cùng ngày.

ĐIỀU II: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN 2.1. Trách nhiệm của Bên A:

Cuộc kiểm toán và soát xét của Bên B sẽ được thực hiện trên cơ sở Ban Giám đốc và Ban quản trị của bên A (trong phạm vi phù hợp) hiểu và thừa nhận có trách nhiệm:

2.1.1. Đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, phù hợp với các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng;

2.1.2. Đối với kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính không còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc do nhầm lẫn;

2.1.3. Đảm bảo cung cấp kịp thời cho bên B:

a. Quyền tiếp cận với tất cả tài liệu, thông tin mà Ban Giám đốc nhận thấy là có liên quan đến quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính như chứng từ kế toán, sổ kế toán, tài liệu và các vấn đề khác;

b. Các thông tin bổ sung mà KTV và doanh nghiệp kiểm toán yêu cầu Ban Giám đốc cung cấp hoặc giải trình để phục vụ cho mục đích của cuộc kiểm toán và soát xét;

c. Quyền tiếp cận không hạn chế đối với nhân sự của bên A mà KTV và doanh nghiệp kiểm toán xác định là cần thiết để thu thập bằng chứng kiểm toán. Bố

trí nhân sự liên quan cùng làm việc với bên B trong quá trình kiểm toán và soát xét. Ban Giám đốc và Ban quản trị của bên A có trách nhiệm cung cấp và xác nhận bằng văn bản về các giải trình đã cung cấp trong quá trình kiểm toán vào “Thư giải trình của Ban Giám đốc và Ban quản trị”, một trong những yêu cầu của chuẩn mực

kiểm toán Việt Nam, trong đó nêu rõ trách nhiệm của Ban Giám đốc bên A trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính và khẳng định rằng ảnh hưởng của từng sai sót, cũng như tổng hợp các sai sót không được điều chỉnh do bên B phát hiện và tổng hợp trong quá trình kiểm toán và soát xét cho kỳ hiện tại và các sai sót liên quan đến các kỳ trước là không trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính.

Tạo điều kiện thuận tiện cho các nhân viên của bên B trong quá trình làm việc tại Văn phòng của bên A.

Thanh toán đầy đủ phí dịch vụ kiểm toán và soát xét cho bên B theo quy định tại Điều 4 của hợp đồng này

2.2. Trách nhiệm của Bên B:

Bên B sẽ thực hiện công việc kiểm toán và soát xét theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, pháp luật và các quy định có liên quan. Các chuẩn mực kiểm toán này quy định bên B phải tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, phải lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán và soát xét để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu hay không. Trong cuộc kiểm toán và soát xét, bên B sẽ thực hiện các thủ tục để thu thập bằng chứng kiểm toán về số liệu và thông tin trình bày trong báo cáo tài chính. Các thủ tục được thực hiện tùy thuộc vào đánh giá của KTV, bao gồm việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hoặc do nhầm lẫn. Cuộc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá sự phù hợp của các chính sách kế toán đã được sử dụng và các ước tính kế toán của Ban Giám đốc, cũng như đánh giá cách trình bày tổng quát của báo cáo tài chính.

Bên B có trách nhiệm thông báo cho bên A về nội dung và kế hoạch kiểm toán và soát xét, cử KTV và các trợ lý có năng lực và kinh nghiệm thực hiện kiểm toán và soát xét.

Một phần của tài liệu 194 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN mục CHI PHÍ bán HÀNG và CHI PHÍ QUẢN lý DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ES GLOCAL CHI NHÁNH bắc NINH THỰC HIỆN (Trang 112 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w