Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro

Một phần của tài liệu PHAMTHIBICHHUYEN-ĐHKT7 (Trang 28 - 29)

Đánh giá tính trọng yếu.

- KTV căn cứ vào các thông tin đã thu thập được để đánh giá, nhận xét nhằm đưa ra một kế hoạch kiểm toán phù hợp.

- Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi thực hiện các thử nghiệm kiểm toán. Ở đây KTV cần đánh giá mức độ trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ mức đánh giá đó cho từng khoản mục trên BCTC.

Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.

Ước lượng sơ bộ và phân bổ mức trọng yếu ban đầu cho các bộ phận.

- Xác định mức trọng yếu cho khoản mục phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương.

Mức độ lớn của phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương và tỷ trọng của nó trong chi phí SXKD.

Sự cân nhắc, xét đoán nghề nghiệp của KTV.

Thông thường đối với khoản mục phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương KTV thường xác định mức trọng yếu với quy mô tương đối lớn, tổng

Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương thể thường được chọn để xác định mức trọng yếu cho các khoản phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương là Doanh thu hoặc giá vốn.

Đánh giá rủi ro kiểm toán.

- Do sự giới hạn bởi chọn mẫu của kiểm toán và việc phát hiện ra các sai phạm cùng với những gian lận đã được che dấu kỹ là rất khó khăn nên KTV không thể phát hiện ra tất cả các sai sót trọng yếu trên BCTC. Vì vậy luôn luôn có rủi ro kiểm toán ngay cả khi KTV tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán đã được chấp nhận chung.

- Trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và ngược chiều nhau, nghĩa là mức độ trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại. Nếu mức độ trọng yếu có thể chấp nhận được tăng lên thì rủi ro kiểm toán sẽ giảm xuống, vì khi giá trị sai sót có thể bỏ qua tăng lên thì khả năng xảy ra sai sót sẽ giảm xuống. Ngược lại, giảm mức độ trọng yếu có thể chấp nhận, rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên. Trọng yếu và rủi ro đều có tác động đến lượng bằng chứng cần thu thập. Khi KTV ước tính mức độ trọng yếu càng thấp và rủi ro càng cao thì lượng bằng chứng cần thu thập càng nhiều và ngược lại.

Một phần của tài liệu PHAMTHIBICHHUYEN-ĐHKT7 (Trang 28 - 29)